Thứ Năm, 23/06/2016 08:14

Vụ xét xử mua bán 50kg vàng: Vàng Nam Thành có vi phạm pháp luật?

Luật sư Đoàn Quốc Dự nhấn mạnh tại phiên tòa: Hành vi mua bán vàng nguyên liệu của ông Nguyễn Trung Thành với Nguyễn Văn Thuyết là hành vi kinh doanh trái phép, sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật…

Bàn đầu từ trái qua: Ông Nguyễn Tùng Nam, Bà Nguyễn Thị Băng, ông Nguyễn Trung Thành.

Vàng Nam Thành có vi phạm pháp luật?

Luật sư Đoàn Quốc Dự – văn phòng luật sư Nguyễn Bình và cộng sự, đoàn luật sư TP Hà Nội, người bào chữa cho bị cáo Thuyết đã dẫn chứng một số nội dung tại hồ sơ vụ án như sau:

“Ông Nguyễn Trung Thành, khai tiếp (BL42) vào đầu tháng 6/2014, qua điện thoại, tôi và vợ tôi có trao đổi với anh Thuyết về việc tôi có số lượng 1.333,3 lượng vàng nguyên liệu 999 loại vàng thỏi muốn bán để đầu tư dự án.

Đến ngày 8/06/2014, Thuyết cùng với anh Diện lên nhà ông Thành. Hai bên trao đổi thống nhất mua bán trả tiền, giao hàng tại Việt Trì số lượng 1.333,3 lượng vàng cục nguyên liệu 999 với giá 32.830.000đ/lượng, bằng 43.772.239.000đ.

Hai bên chỉ thỏa thuận, không có hợp đồng cam kết. Số vàng trên có được là do gia đình ông Thành mua gom nhiều năm tích cóp lại đúc thành thỏi (BL49)”.

Tại phiên tòa, ông Thành cũng khẳng định đây là số vàng tích cóp nhiều đời cô cục lại thành từng thỏi.

Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại Khoản 3 Điều 3 có quy định:

“Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác”.

Tại Nghị định này không có bất cứ nội dung nào quy định được phép cô cục vàng trang sức thành vàng thỏi để buôn bán.

Trong khi đó tại hồ sơ, và tại phiên tòa đã thể hiện loại vàng Nam Thành bán cho Thuyết là vàng thỏi có kích thước khoảng 5cm x 7cm x 8cm.

Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định rõ:

“Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng”,

Tại Khoản 6 Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng quy định :

“Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ”.

Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP nêu rõ hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:

  • Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
  • Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
  • Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
  • Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có mã số: 2600884065, ôngThành không đưa ra được bất kỳ loại giấy phép nào liên quan đến việc kinh doanh vàng nguyên liệu do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Đối chiếu các quy định của pháp luật thì vàng Nam Thành đã có dấu hiệu kinh doanh vàng nguyên liệu trái phép, thể hiện qua việc bán vàng thỏi số lượng lớn, nhiều lần, cho dù theo cách lý giải của ông Thành là cô cục từng phân vàng, tích cóp nhiều đời…

Quan điểm của luật sư về kinh doanh vàng trái phép

Luật sư Đoàn Quốc Dự cho rằng hoạt động tự sản xuất, kinh doanh mua bán vàng nguyên liệu của vàng Nam Thành là kinh doanh trái phép.

Thông qua các tình tiết tại phiên tòa, phần chất vấn của luật sư và chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã khẳng định loại vàng Nam Thành bán cho Thuyết là vàng nguyên liệu dạng thỏi không có dấu, nhãn mác.

Do vậy dư luận hoài nghi về dấu hiệu “vàng lậu” là hoàn toàn có cơ sở. Bởi vì ông Thành không đưa ra được bất kỳ giấy tờ gì liên quan đến nguồn gốc 50kg vàng này.

Trong khi đó tại BL 49 có nội dung:“Số vàng trên có được là do gia đình ông Thành mua gom nhiều năm tích cóp lại đúc thành thỏi (BL49).

Phải chăng ông Thành và gia đình “mua gom” vàng trôi nổi trên thị thường? Và mua trong nhiều năm nên không còn lưu trữ được các hóa đơn? Tại sao các thỏi vàng đều không đóng dấu và dán nhãn mác?

Dư luận rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, sớm làm sáng tỏ các nghi vấn này.

Ngoài việc có dấu hiệu kinh doanh vàng nguyên liệu trái phép, dấu hiệu buôn bán “vàng lậu” thì doanh nghiệp vàng Nam Thành có trốn thuế?

dđdn

Các tin tức khác

>   Vàng lao dốc 4 phiên không ngừng nghỉ (23/06/2016)

>   Nếu Brexit xảy ra, giá vàng có thể lên tới 1.350 USD mỗi ounce (22/06/2016)

>   Giá vàng tiếp tục lao dốc mạnh xuống dưới 34 triệu đồng/lượng (22/06/2016)

>   Vàng xuống sát đáy 2 tuần trước cuộc trưng cầu dân ý tại Anh (22/06/2016)

>   Giá vàng và tỷ giá trung tâm đều giảm (21/06/2016)

>   Vàng sụt liền 2 phiên khi nỗi lo Brexit suy giảm (21/06/2016)

>   Giá vàng đầu tuần lại quay đầu giảm hơn 200,000 đồng/lượng (20/06/2016)

>   Quảng Nam yêu cầu Công ty vàng Bồng Miêu dừng khai thác (18/06/2016)

>   Những màn “rượt đuổi” của giá vàng trong nước tuần qua (18/06/2016)

>   Vàng đảo hướng sau 7 phiên leo dốc liên tiếp (18/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật