USD yếu đẩy dầu Brent vượt mốc 50 USD/thùng, nhà đầu tư chờ Chủ tịch Fed
Đà suy yếu của đồng bạc xanh đã đẩy giá dầu tăng cao khi nhà đầu tư chuyển mối quan tâm sang bài phát biểu của Chủ tịch Fed Janet Yellen trong ngày thứ Hai theo giờ địa phương.
* Các đồng tiền châu Á nhảy vọt khi kỳ vọng Fed nâng lãi suất sụt giảm
* Saudi Arabia nâng giá bán dầu đối với châu Á và Mỹ
Chỉ số đồng USD, thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền lớn khác, giảm 0.12%, nới rộng đà sụt giảm trong 3 tháng qua lên 3%, do bản báo cáo việc làm thất vọng cuối tuần trước đã khiến nhà đầu tư loại bỏ khả năng nâng lãi suất trong tháng 6.
Theo đó, giá dầu tăng trong giờ giao dịch tại châu Á với hợp đồng dầu Brent cộng 0.79% lên 50.03 USD/thùng vào lúc 14h30 theo giờ Hồng Kông/Singapore trong khi dầu WTI nhận 0.86% lên 49.04 USD/thùng.
Trên thị trường vàng, hợp đồng vàng giao ngay giảm 0.3% xuống 1,240.40 USD/oz sau khi giao dịch quanh mức 1,210 USD/oz cuối tuần trước.
17h00: JPY tiếp tục tăng so với USD, chứng khoán Nhật Bản rút ngắn đà giảm mạnh đầu phiên
Chỉ số Nikkei 225 rút ngắn đà sụt giảm gần 2% đầu phiên và đóng cửa với mức giảm 62.20 điểm (tương ứng 0.37%) xuống 16,580.03 điểm khi đồng JPY thu hẹp đà tăng vọt đầu phiên.
Chỉ số ASX 200 của Australia khép phiên tăng 41.51 điểm (tương ứng 0.78%) lên 5,360.40 điểm, nhờ đà leo dốc đến 3.9% của nhóm cổ phiếu vật liệu và đà nhảy vọt đến 11.85% của nhóm cổ phiếu vàng.
Các thị trường Trung Quốc đóng cửa trong trọng thái trái chiều với Shanghai Composite giảm 4.39 điểm (tương ứng 0.15%) xuống 2,934.28 điểm trong khi Shenzhen Composite tiến 5.31 điểm (tương ứng 0.27%) lên 1,920.12 điểm. Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng nhận 0.14%.
Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính của châu Á ngày 06/06
10h35: Các thị trường châu Á trái chiều trong ngày thứ Hai, với sắc đỏ phủ kín thị trường chứng khoán Nhật Bản khi báo cáo việc làm thất vọng của Mỹ đã khiến đồng USD suy yếu so với các đồng tiền của khu vực, trong đó có đồng JPY.
* Yên tăng mạnh nhưng Nikkei lao dốc sau quyết định của Thủ tướng Abe
Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính của châu Á sáng 06/06
Theo CNCB, chỉ số Nikkei 225 khép lại phiên sáng với mức giảm 189.28 điểm (tương ứng 1.14%) xuống 16,452.95 điểm sau khi lao dốc tới 1.81% vào đầu phiên.
Tuy nhiên tại Australia, chỉ số ASX 200 lại tăng 0.89% nhờ đà bứt phá mạnh đến 3.5% của nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu.
Các thị trường Trung Quốc diễn biến trái chiều với Shanghai Composite gần như đi ngang trong khi Shenzhen Composite cộng 0.3%. Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng hạ 0.2%.
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đóng cửa nhân ngày Lễ Tưởng niệm.
Báo cáo việc làm được Bộ Lao động Mỹ công bố cuối tuần trước cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới có thêm 38,000 việc làm trong tháng 5, thấp hơn nhiều so với dự báo tạo thêm 162,000 việc làm. Kết quả này đã làm dấy lên nghi ngờ về kỳ vọng vào đà phục hồi ngày càng mạnh của nền kinh tế và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong các tháng tới.
Hơn nữa, bản báo cáo việc làm thất vọng cũng khiến đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác. Chỉ số đồng USD, thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền lớn khác, giao dịch tại mức 94.119 vào lúc 8h05 sáng ngày thứ Hai theo giờ Hồng Kông/Singapore so với mức quanh 95.600 trước khi Mỹ công bố số liệu việc làm tháng 5.
Đồng JPY tăng giá so với đồng USD khi cặp tiền tệ này giao dịch tại mức 106.79, so với phạm vi từ 108-111 trong tuần trước.
Hôm thứ Tư tuần trước, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố trì hoãn áp dụng kế hoạch nâng thuế tiêu thụ và phát thảo chi tiết gói kích thích mới nhằm khôi phục nền kinh tế. Động thái này cũng đã đẩy đồng JPY tăng cao.
Cũng vào sáng ngày thứ Hai, cặp tỷ giá AUD/USD giao dịch tại 0.7338 USD sau đà tăng từ mức các 0.72-0.73 USD của đồng AUD trong ngày thứ Sáu. Số liệu công bố tuần trước cho thấy GDP quý 1 của Australia tăng 1.1% và các chuyên gia dự báo Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) có thể giữ nguyên chính sách tiền tệ tại cuộc họp tiếp theo. Còn nhớ tại cuộc họp tháng 5, RBA hạ lãi suất 0.25% xuống mức thấp kỷ lục 1.75%./.
|