Chủ Nhật, 19/06/2016 20:14

TGĐ Nhựa Sài Gòn: “Không thế lực nào có thể thâu tóm hay quậy phá Công ty”

Đó là lời khẳng định được ông Dương Quốc Thái, Tổng giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Nhựa Sài Gòn - Saplastic (HNX: SPP) lặp đi lặp lại nhiều lần tại ĐHĐCĐ thường niên 2016 diễn ra sáng ngày 19/06/2016.

ĐHĐCĐ thường niên 2016 SPP diễn ra sáng ngày 19/06

Tại Đại hội, ông Thái chia sẻ trong năm qua các cổ đông lớn như quỹ đầu tư Vietnam Holding, Chứng khoán BIDV (BSI), quỹ đầu tư Việt Nam... đã thoái hết vốn, theo đó mà trong HĐQT cũng có những thay đổi do đại diện vốn của các cổ đông lớn xin rút lui. Theo ông Thái, các cổ đông lớn thoái vốn nhưng vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với SPP mà không hề tạo điều kiện cho các đối tượng khác thực hiện thâu tóm hay có mục đích xấu khác. Hoạt động thoái vốn chỉ là do hoạt động của quỹ đã đến thời hạn đóng hay thay đổi chiến lược kinh doanh.

Mặt khác, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp nhựa đầu ngành bị doanh nghiệp ngoại thâu tóm, theo ông Thái được biết thì tại Việt Nam chỉ còn Nhựa Rạng Đông (RDP) và SPP là hai trong số ít doanh nghiệp nhựa nội địa lớn, còn lại đa phần đã bị nước ngoài mua hoàn toàn hay một phần. Cụ thể, với SPP, bản thân ông và những đối tượng ủng hộ đã sở hữu trên 70% vốn, đến tham dự Đại hội lần này, ông Thái đại diện cho 8.7 triệu cp có quyền biểu quyết, ứng với tỷ lệ 64% vốn.

“Một khi tôi còn là Tổng giám đốc và nằm trong HĐQT thì khẳng định với cổ đông là không một thế lực nào có thể thâu tóm hay quậy phá Công ty. Khi SPP tiến hành tăng vốn, HĐQT sẽ cân nhắc để tỷ lệ sở hữu của cổ đông mới, cũ sao cho hài hòa. Nếu cổ đông mới tham gia để phá phách Công ty thì HĐQT nhất định chống trả đến cùng nhưng sẽ chào đón với những nhà đầu tư có đóng góp, cam kết vì giá trị Công ty”. Ông Thái chia sẻ ý kiến chung của HĐQT.

Phát hành 10 đến 30 triệu cp, tăng vốn để tăng cạnh tranh

Tại Đại hội, HĐQT trình và được cổ đông thông qua ủy quyền cho HĐQT thực hiện phát hành 10 triệu đến 30 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1 hoặc cho các nhà đầu tư khác trong giai đoạn 2016-2017.

Ông Thái cho rằng vấn đề hiện nay là vốn điều lệ thấp phải lệ thuộc vào ngân hàng khiến sức cạnh tranh yếu. Do đó Công ty cần bổ sung vốn như tăng vốn tỷ lệ 1:1 cho cổ đông hiện hữu hay phát hành gọi vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài. Và trong trường hợp lựa chọn đối tác bên ngoài, SPP coi trọng việc sẵn sàng gắn bó, chia sẻ vì lợi ích Công ty chứ không vì mục đích được giá.

Ngoài ra, HĐQT cũng trình việc sử dụng thặng dư vốn cổ phần bù vào các tổn thất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các khoản chi phí cơ quan thuế loại trừ, trong năm tài chính 2016 và những năm tiếp theo.

Ông Thái cho biết SPP đã lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về hai nội dụng trên, tuy nhiên ý kiến đồng ý chỉ là 72%, theo Luật doanh nghiệp cũ thì không đủ điều kiện thông qua, theo Luật doanh nghiệp 2014 thì đã đủ điều kiện. Và để tránh tranh chấp thì HĐQT trình cổ đông thông qua trong lần đại hội này.

Kế hoạch lãi 16 tỷ cho năm 2016, chia cổ tức cổ phiếu 2015 tỷ lệ 5%

Về mặt cá nhân, ông Thái đánh giá nền kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc từ năm 2017 trở đi nên trong giai đoạn hiện tại SPP sẽ chỉ đẩy mạnh kiện toàn bộ máy, tiết giảm chi phí đến mức thấp nhất, do vậy kế hoạch kinh doanh của Công ty năm 2016 là doanh thu không tăng trưởng bao nhiêu nhưng lợi nhuận có cải thiện đáng kể với 860 tỷ, tăng trưởng 6% so với năm 2015 và lợi nhuận 16 tỷ, tăng trưởng 20%.

Nhìn lại năm 2015, giá dầu thô liên tục giảm kéo theo giá nguyên liệu nhựa giảm, giúp Công ty giảm được chi phí đầu vào. Đồng thời, năm qua Công ty cũng đã cơ cấu thành công khoản dư nợ vay tại một số ngân hàng, giúp Công ty ổn định nguồn vốn lưu động, giảm chi phí tài chính.

Về mặt khách hàng, SPP vẫn đang cung cấp cho đối tác lớn như VinaCafeBiên Hoà, Vinamilk, Acecook, Suntory Pesico, Masan, Neslte, Ajinomoto,Bayer, Miwo, Biscafun, Uni President, Vifon, CP Group. Một số đối tác đã đàm phán thành công chuẩn bị sản xuất thử để đi đến ký kết hợp đồng chính như Unilever, bao bi màng nhôm Nestle (bao bì cấp 1). Song do sự không ổn định của ngân hàng trong việc hỗ trợ vốn vay nên Công ty phải cân nhắc trong việc ký hợp đồng.

Mặt khác, cũng do vốn vay với hạn mức hạn chế mà nên việc tiếp cận mua nguyên liệu giá sỉ trực tiếp từ nhà cung cấp nước ngoài bị hạn chế và phải mua qua thương mại giá cao khiến giá bán của Công ty không thực sự cạnh tranh.

Năm 2015, SPP ghi nhận doanh thu thuần 813.4 tỷ đồng, tăng trưởng 9% và cơ bản hoàn thành kế hoạch; lãi ròng 10.25 tỷ đồng, tăng trưởng 21% và vượt 2% kế hoạch đề ra.

Để trả cổ tức cổ phiếu năm 2015, HĐQT trình phương án phát hành 625,023 cp từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối theo báo cáo tài chính đã soát xét/ kiểm toán gần nhất. Toàn bộ số tiền chi trả cho cổ đông nhưng được giữ lại sẽ dùng để bổ sung vốn lưu động.

Kết thúc Đại hội, cổ đông đã thông qua tất cả nội dung HĐQT trình./.

Các tin tức khác

>   Sốc với thực tế tại MTM (20/06/2016)

>   MTM đã ngừng hoạt động? (18/06/2016)

>   CIENCO610: Huỷ đăng ký công ty đại chúng (20/06/2016)

>   VSA: Ký hợp đồng kiểm toán năm 2016 với Chi nhánh Công ty TNHH KPMG. (17/06/2016)

>   BED: Kế hoạch lãi trước thuế 2016 hơn 5 tỷ đồng, cổ tức tỷ lệ 16% (20/06/2016)

>   HNB: Ký hợp đồng Kiểm toán và soát xét BCTC cho năm tài chính 2016 (17/06/2016)

>   KCB: Điều lệ tổ chức và hoạt động (17/06/2016)

>   IME: Thay đổi thời gian họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2016 (17/06/2016)

>   LM3: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 (17/06/2016)

>   SRA: Giải trình biến động kết quả kinh doanh tại BCTC quý 1.2016 (17/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật