Phát hành TPCP tiếp tục thuận lợi
Tính chung năm tháng đầu năm, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã hoàn thành 67% kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) cho cả năm nay. Thêm vào đó, Thông tư 06 (sửa đổi một số điều của Thông tư 36) mới được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành cũng có một số điểm được đánh giá là sẽ hỗ trợ tích cực cho thị trường TPCP trong trung và dài hạn.
Một lượng vốn ngắn hạn đang dư thừa tại các ngân hàng đã chảy vào kênh trái phiếu chính phủ. Ảnh: UYÊN VIỄN
|
Trái phiếu tiếp tục “đắt hàng”
Tình hình phát hành TPCP trong tháng 5 tiếp tục diễn biến thuận lợi, thậm chí khối lượng trúng thầu đã lên mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay, đạt tổng cộng 43.340 tỉ đồng, gấp 1,43 lần mức trúng thầu trong tháng 4 (30.307 tỉ đồng). Đáng chú ý, lượng TPCP trúng thầu trong tháng vừa qua đã vượt khá xa giá trị của TPCP đến hạn trong tháng (18.455 tỉ đồng), cho thấy các nhà đầu tư (chủ yếu là các ngân hàng thương mại - NHTM) đã gia tăng thêm lượng vốn đầu tư vào kênh này.
“Đắt hàng” nhất vẫn là kỳ hạn năm năm với 33.380 tỉ đồng, chiếm 77% tổng lượng TPCP phát hành thành công trong tháng. Khối lượng đặt thầu tại kỳ hạn này luôn gấp 2-3 lần khối lượng đấu thầu, cho thấy nhu cầu rất cao của nhà đầu tư. Tỷ lệ trúng thầu bình quân là 96% với lãi suất có xu hướng giảm khá rõ rệt (từ mức 6,36%/năm hồi đầu tháng xuống mức 6,18%/năm trong các phiên cuối tháng). Cũng nhờ lượng cầu lớn mà tính đến nay, kỳ hạn năm năm đã không những hoàn thành mà còn vượt mức kế hoạch phát hành cho cả năm 2016 (100,1%).
Ngoài kỳ hạn năm năm, các kỳ hạn còn lại dường như không phải ưu tiên của nhà phát hành trong tháng vừa qua. Ngay cả kỳ hạn ngắn ba năm cũng chỉ phát hành thành công 3.917 tỉ đồng trên tổng số 4.000 tỉ đồng gọi thầu. Trong số các kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên thì chỉ có kỳ hạn 15 năm và 30 năm là phát hành khá tốt với lần lượt 4.361 tỉ đồng và 1.532 tỉ đồng được đấu thầu thành công, còn lại kỳ hạn 10 năm và 20 năm lượng phát hành không đáng kể (tương ứng 100 tỉ đồng và 50 tỉ đồng).
Nếu không tăng lãi suất, các phiên đấu thầu TPCP các kỳ hạn khác sẽ khó thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư khi việc phát hành TPCP kỳ hạn năm năm hoàn thành.
|
Tính chung năm tháng đầu năm, KBNN đã hoàn thành 67% kế hoạch phát hành TPCP cho cả năm nay - một kết quả khá tích cực so với cùng kỳ năm ngoái (năm tháng đầu năm 2015 mới chỉ hoàn thành 27% kế hoạch phát hành).
Đâu là nguyên nhân?
Có thể kể ra ba nguyên nhân chính khiến các phiên đấu thầu TPCP đặc biệt sôi động và thành công trong tháng 5:
Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng vẫn chưa vào giai đoạn cao điểm, khiến các ngân hàng vẫn đang dư thừa một lượng vốn ngắn hạn nhất định nên tạm thời đầu tư vào kênh TPCP. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5 cho biết: tính đến ngày 20-5, tín dụng mới chỉ tăng trưởng 4,52% (chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức 4,26% cùng kỳ năm ngoái). Nắm bắt được diễn biến này, KBNN đã khá “nhanh nhạy” khi đẩy mạnh hoạt động phát hành nhằm tận dụng giai đoạn thấp điểm của tăng trưởng tín dụng.
Thứ hai, thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu cải thiện mạnh trong thời điểm cuối tháng 5. Điều này được thể hiện qua hai diễn biến: NHNN hút ròng về gần 20.000 tỉ đồng qua kênh thị trường mở (OMO) và lãi suất liên ngân hàng cả ba kỳ hạn qua đêm, một tuần và hai tuần đều giảm mạnh so với mức trung bình trong tháng 4 (kỳ hạn qua đêm có phiên giảm xuống dưới 1%/năm - mức thấp nhất trong vòng một năm qua).
Nhiều khả năng việc mua ròng ngoại tệ của NHNN nhằm bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối (ước tính lên tới 7 tỉ đô la Mỹ từ đầu năm đến nay) đã đẩy một lượng tiền đồng không nhỏ ra thị trường, giúp thanh khoản hệ thống ngân hàng ở trạng thái dồi dào hơn. Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 tính đến ngày 20-5 đạt mức 5,88% so với cuối năm ngoái (cùng kỳ chỉ tăng 4,26%) cũng là minh chứng phản ánh diễn biến trên.
... đọc tiếp tại đây
tbktsg
|