Thứ Năm, 16/06/2016 16:48

Chưa hài lòng câu trả lời của Nguyên BT Vũ Huy Hoàng, VAFI tiếp tục phản pháo

Trong vòng 1 tháng qua sau khi gửi 3 văn bản cho Tân Bộ trưởng Bộ Công thương và các cá nhân, cơ quan hữu quan, để phản ánh những tồn tại về chất lượng cán bộ tại Sabeco, về việc liên tục trốn tránh niêm yết tại Habeco, Sabeco…, VAFI đã nhận được sự phản hồi của Nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và ông Vũ Quang Hải. Thế nhưng, chưa hài lòng với câu trả lời, VAFI lại tiếp tục đưa ra những thắc mắc về sự việc này.

* Bổ nhiệm con làm lãnh đạo Sabeco: Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói gì?

Vũ Quang Hải về để cứu PVFI, sao không đợi doanh nghiệp khỏe rồi hãy đi?

Theo VAFI, Nguồn thông tin để đánh giá ông Vũ Quang Hải làm thua lỗ hơn 220 tỷ đồng tại PVFI là căn cứ vào báo cáo tóm tắt đăng trên trang web của PVFI. PVFI là công ty đại chúng phải tuân thủ chế độ công bố thông tin theo pháp luật về chứng khoán nhưng từ khi PVFI thành lập tới nay, thông tin về tình hình hoạt động, về tình hình tài chính là rất ít, đặc biệt là 4 năm gần đây PVFI vi phạm nghiêm trọng chế độ công bố thông tin theo pháp luật chứng khoán. Ông Vũ Quang Hải và các giám đốc, chủ tịch HĐQT của PVFI phải chịu xử phạt hành chính theo qui định pháp luật về công bố thông tin.

Ông Vũ Quang Hải có nói rằng PVFI đã xảy ra lỗ lớn từ trước thời điểm ông về công tác tháng 1/2011, tức là tiến trình lỗ xảy ra từ các năm trước nhưng trên trang web của PVFI, phần giới thiệu lịch sử PVFI có diễn tả rằng PVFI đã kinh doanh có lãi khoảng 100 tỷ đồng trong 3 năm 2007, 2008, 2009, vậy đâu là thông tin đúng, thông tin sai theo lời ông nói. Nếu ông nói đúng, sao không cho sửa chữa thông tin để tránh ngộ nhận cho người đầu tư. Những thông tin mà ông nói ra không có trên trang Web và không có báo cáo kiểm chứng, VAFI thắc mắc.

Ông Vũ Quang Hải về PVFI để cứu doanh nghiệp này, tuy nhiên tại sao ông Vũ Quang Hải không ở lâu cho PVFI thật sự khỏe mạnh rồi mới đi thì lý lịch về bản thân sẽ tốt lên không? Sau khi ông đi thì nhiều cán bộ chủ chốt cũng “chuồn” theo và đến bây giờ mọi người không biết được tình hình tài chính thật sự của PVFI ra sao?, những câu hỏi của VAFI tiếp tục được đưa ra.

Sao chỉ hơn 1 năm ông cũng “chuồn” đi khỏi Cục XTTM?

Tiếp tục thắc mắc về giai đoạn ông Vũ Quang Huy ở Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), VAFI đặt câu hỏi, ông Huy về Cục làm gì ? Chắc hẳn không phải đề gắn bó với nghề công chức nhà nước. Ông Huy giải thích việc về Cục theo đề nghị của Cục XTTM nhưng chỉ hơn 1 năm ông lại “chuồn” đi vậy tình cảm đối với Cục XTTM ra sao, ông đã làm được gì cho Cục khi Cục mời ông về làm việc?

Trong thời gian ở Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, ông Vũ Quang Hải lại được ưu ái nhận chức Kiểm soát viên tài chính ở Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam – một Tổng công ty độc quyền kinh doanh thuốc lá với thu nhập rất cao, mà nhiều người ở Bộ Công thương được mơ ước như Vũ Quang Hải?

Mâu thuẫn chồng chất mâu thuẫn

Qua đó, VAFI chỉ ra những mâu thuẫn xuất phát từ phía ông Hải.

Việc ông Hải nói về Cục XTTM không theo ngạch công chức nhà nước tức là Hải không phải công chức nhà nước nhưng chỉ có công chức nhà nước mới được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên và có mâu thuẫn không khi bố ông đang là người đại diện của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam?

Thông thường, theo VAFI khi người ta bổ nhiệm Kiểm soát viên tài chính ở Bộ cho các Tập đoàn nhà nước trực thuộc Bộ, họ thường chọn công chức đang làm việc tại các Vụ, Cục có chức năng quản lý nhà nước với Tập đoàn Tổng công ty nhà nước, như Vụ Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ hay Vụ quản lý chuyên ngành, còn việc chọn Vũ Quang Hải từ Cục XTTM có vẻ như không đúng chức năng quản lý lắm vì Cục XTTM đâu có chức năng quản lý vốn hay nhân sự cho Tổng công ty Thuốc là Việt Nam? Có lẽ việc bổ nhiệm này là không vì mục tiêu quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp?

Mặt khác, ông Vũ Quang Hải chưa có đóng góp gì cho Cục mà lại được nâng hạng là Hàm Phó Vụ trưởng ? "Ông hãy đi hỏi nhiều cán bộ lãnh đạo tại Bộ Công thương (BCT) xem, ông hỏi Bộ trưởng Trần Tuấn Anh xem, hay hỏi Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng xem, tiến trình công tác của họ phải mất bao nhiêu năm mới lên được chức Phó Vụ trưởng?", VAFI nhấn mạnh.

Ông Vũ Quang Hải có đủ tiêu chuẩn đại diện vốn nhà nước?

VAFI dẫn chứng, ông Vũ Quang Hải nói rằng không phải đại diện vốn nhà nước tại Sabeco mà chỉ là người đi làm thuê cho Sabeco, điều đó có nghĩa rằng Vũ Quang Hải chấm dứt hợp đồng lao động tại Cục XTTM và đến xin làm việc tại Sabeco.

Nhưng trong Quyết định 1288/QĐ-BCT ngày 4/2/2015 do Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa ký thì lại thể hiện là một Quyết định điều động cán bộ công chức là ông Vũ Quang Hải với hàm Phó Vụ trưởng, BCT đến nhận công tác tại Sabeco.

Trong quyết định này lại còn hàm chứa Nghị quyết số 20-NQ/BCSĐ ngày 19/11/2014 của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương về phương án luân chuyển, điều động, đề bạt cán bộ lãnh đạo giữa các đơn vị thuộc BCT.

Những văn bản trên thể hiện rằng ông là cán bộ lãnh đạo BCT về Sabeco làm lãnh đạo nhưng Vũ Quang Hải không đủ tiêu chuẩn làm đại diện vốn nhà nước, từ đó nói rằng việc ra đời các văn bản trên là không đúng Luật hiện hành, VAFI kết luận.

Thành tích về quản trị doanh nghiêp của Vũ Quang Hải là gì? Chưa có gì cả thì không thể nói là ứng việc cho chức danh lãnh đạo tập đoàn Sabeco.

Hàm chức danh Phó Vụ trưởng hay là GSTS hay là Thứ trưởng… của 1 người không thể hiện là người đó có năng lực về quản trị doanh nghiệp cho nên Vũ Quang Hải không xứng đáng làm thành viên HĐQT và PTGĐ của Sabeco.

Và còn đó nhiều câu hỏi chưa được Nguyên Bộ trưởng trả lời

- Vì sao dưới thời Bộ trưởng Hoàng Trung Hải nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa được nhanh chóng bàn giao về cho SCIC quản lý, như VNM, BMP, NTP…trong khi 9 năm dưới thời BT Vũ Huy Hoàng thì nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa lại chậm được bàn giao cho SCIC, chẳng hạn như Sabeco, Habeco?

- Bộ trưởng có cho rằng BCT quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa tốt hơn SCIC, trong khi đó Bộ CT lại thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước?

- Bộ trưởng có biết vì sao Chính phủ thành lập SCIC và sau sẽ tiếp tục thành lập 1 cơ quan thuộc Chính phủ đã quản lý các doanh nghiệp nhà nước đang trực thuộc các Bộ ngành…

- Vì sao BT Vũ Huy Hoàng ngăn cản việc niêm yết của Sabeco và Habeco? Vì sao con trai và thư ký BT Vũ Huy Hoàng không nói với ông rằng họ thích niêm yết vì họ thích sự minh bạch và điều quan trọng hơn nữa là phải tuân thủ những chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

- BT Vũ Huy Hoàng không quan tâm đến chuyện niêm yết, dẫn tới nhiều doanh nghiệp trực thuộc Bộ cũng trốn tránh việc niêm yết từ đó dẫn tới tình trạng nhà đầu tư mất tin tưởng vào tiến trình cổ phần hóa các DNNN, ngân sách nhà nước sẽ bị thất thu rất nhiều do rủi ro về việc trốn tránh niêm yết./.


Xem toàn bộ văn bản:

VAFI-20160616024635.doc

Các tin tức khác

>   Môi trường Đô thị Sơn La: Chưa đến 2% cp IPO được mua (16/06/2016)

>   Lương thực TP.HCM: Sắp IPO 9.7 triệu cp, giá 12,000 đồng/cp (16/06/2016)

>   Đấu giá gần 8 triệu cp CTCP Nhà và Thương mại Dầu khí giá khởi điểm 12,200 đồng/cp (15/06/2016)

>   IPO Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam: Tỷ lệ thành công 59%, thu về gần 41 tỷ đồng (14/06/2016)

>   COMA: Nhà nước giữ 51% vốn, kế hoạch lợi nhuận tăng nhẹ hậu IPO (15/06/2016)

>   Chất vấn nguyên Bộ trưởng Công Thương về nhân sự Sabeco (13/06/2016)

>   HOSE: Thông báo đăng ký đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần TICO (13/06/2016)

>   Đấu giá Môi trường Đô thị Sơn La: Số lượng đặt mua chưa tới 2% (14/06/2016)

>   Hotel Lotte khó có thể niêm yết đúng thời hạn (13/06/2016)

>   Cổ phần hóa Chi nhánh Xí nghiệp Môi trường đô thị Gia Lâm, bán hơn 29% vốn ra bên ngoài (10/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật