Chủ Nhật, 05/06/2016 21:14

Chính sách nào cho sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam?

Hiện nay, thực trạng bất bình đẳng trong điều kiện kinh doanh, tiếp cận nguồn lực giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn tồn tại.

Hội thảo Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - Tầm nhìn và hành động diễn ra ngày 03/06 tại Hà Nội

Sáng ngày 03/06, Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - Tầm nhìn và hành động”, tại Hà Nội. Các chuyên gia kinh tế, tiến sĩ, cùng các đại diện của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVV) tham dự đã có những thảo luận, trao đổi về thực trạng đang diễn ra đối với vấn đề hỗ trợ DNVVV, tính hiệu quả và ảnh hưởng của các chính sách đã và sẽ được đưa ra trong thời gian tới.

Tiến sĩ Lê Hồng Sơn – Nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản, Bộ Tư pháp, đã nêu ra một số ví dụ về tình trạng bất bình đẳng trong điều kiện kinh doanh đối với DNVVV. Đồng thời, Tiến sĩ cũng nêu ra một số bất cập trong các thông tư nhà nước gây trở ngại cho đối tượng doanh nghiệp trên. Ví như Thông tư 23/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng chỉ được sử dụng cho chính dự án đã được đăng ký, không được chuyển nhượng cho dự án hay doanh nghiệp khác, trừ trường hợp phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động. Điều này đã vi phạm quyền sở hữu quyền tự do kinh doanh, tạo ra lãng phí, bất bình đẳng - ông Sơn cho biết.

Một ví dụ khác được đưa ra là 2 quyết định tại Quảng Ninh (0488/2015/QĐ- UBND và 3625/QĐ- UBND) đặt ra một loạt các điều kiện, tiêu chí đối với các tàu thuyền kinh doanh du lịch trên Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long, điều kiện phòng cháy chữa cháy với tàu lưu trú. Việc này bức tử các doanh nghiệp đang hoạt động và đe dọa hơn 1,000 lao động mất việc làm; tạo điều kiện, sân chơi cho các doanh nghiệp lớn; vi phạm một loạt các văn bản luật.

Tại buổi hội thảo, ông Lê Văn Khương –Trưởng phòng Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày sơ lược về kết cấu chung của Dự thảo Luật Hỗ trợ DNVVV gồm 7 chương 49 điều với nhiều chương trình và chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, DNVVV. Ông cho biết, những chính sách hộ trợ này cần công khai minh bạch và bình đẳng, để mọi DNVVV đều có cơ hội phát triển và tiếp cận các nguồn vốn.

Cũng liên quan đến các chính sách hỗ trợ, Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình đã trao đổi về một số vấn đề trong phương pháp tiếp cận xây dựng chính sách cho DNVVV trong bối cảnh Việt Nam và vai trò của Nhà nước trong phát triển DNVVV.

Theo ý kiến của ông Bình, Nhà nước cần tham gia vào quá trình kiến tạo, tạo điều kiện thuận lợi tạo môi trường phát triển cho doanh nghiệp, chứ không chỉ đơn thuần là bảo hộ cho họ. Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý đến việc có thể xảy đến mâu thuẫn giữa những chính sách, dịch vụ hỗ trợ cho DNVVV được tạo ra tại Việt Nam với các nguyên tắc trên thị trường thế giới và các hiệp định thương mại như WTO, TPP... Theo đó, ông cũng nêu ra một số các ví dụ cụ thể về việc lựa chọn doanh nghiệp trong danh mục ngành, lĩnh vực trọng điểm để hỗ trợ và những chương trình hỗ trợ rõ ràng như ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, chi ngân sách cho doanh nghiệp hay các yêu cầu để tiếp cận tín dụng ngân hàng…

Thảo luận về những vấn đề được đưa ra, một số đại diện của các DNVVV đã nêu ra thực trạng về những bất bình đẳng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, tiếp cận nguồn vốn, và những hạn chế trong môi trường phát triển DNVVV tại Việt Nam hiện nay. Các chuyên gia, nhà kinh tế, và nhà soạn thảo luật đã tiếp thu ý kiến và sẽ tổ chức các buổi hội thảo để có thể hoàn thiện và nâng cao tính thực tiễn của luật sau khi bản dự thảo được công bố./.

Các tin tức khác

>   Vay mua nhà thương mại RichHome lãi suất chỉ 5%/năm (23/04/2015)

>   Doanh nghiệp kiện bán phá giá thép nhập (27/05/2013)

>   Techcombank bác thông tin chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh bị bắt (08/09/2012)

>   SHI: Từ lỗ, sau soát xét có lời hơn 380 triệu đồng (02/09/2012)

>   PXC: 17/01 chốt danh sách lưu ký chứng khoán (13/01/2012)

>   111 báo cáo thường niên vào vòng chung khảo (30/05/2012)

>   Thành lập Công ty Đầu tư SCIC (24/05/2012)

>   PET rút vốn đầu tư khỏi công ty Lộc Việt (22/05/2012)

>   ITC: Thoái xong vốn tại công ty Bê tông Hải Âu (17/05/2012)

>   Chủ tịch LSS: “Không có chuyện cổ đông hiệu hữu bị rút ruột” (26/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật