Thứ Sáu, 24/06/2016 16:51

Brexit sẽ tác động như thế nào lên kinh tế Việt Nam?

CTCK Ngân hàng Vietcombank (VCBS) nhận định Brexit xảy ra sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro tỷ giá và tạo ra nhiều bất lợi cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

* VN-Index lao dốc khi Brexit xảy ra, nhà đầu tư nên làm gì?

* Người Anh chọn rời EU

* MBKE: Nếu Anh rời Brexit, tác động đến thị trường Việt Nam sẽ không lớn

Theo VCBS, việc đồng EUR, GBP mất giá sẽ tạo ra bất lợi đối với đối tác xuất khẩu hàng hóa lớn vào thị trường EU khi giá cả tương đối của các hàng hóa vào EU sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Thêm vào đó, triển vọng ảm đạm của nền kinh tế châu Âu theo sau sự kiện “Brexit” kéo giảm cầu tiêu thụ hàng hóa và qua đó làm giảm nhu cầu hàng hóa nhập khẩu vào EU. Điều này gây áp lực lên các nhà xuất khẩu lớn vào EU như Trung Quốc hay Việt Nam.

Song song đó là rủi ro tỷ giá, khi Anh rời EU thì triển vọng tăng trưởng của EU trở nên tiêu cực trong khi Mỹ dù có thể chịu ảnh hưởng nhưng sẽ không lớn và trực tiếp như ở EU. Bên cạnh đó, Fed có thể trì hoãn hoặc thậm chí không tăng lãi suất nhưng khả năng nới lỏng chính sách ở Mỹ là khó xảy ra. Trong khi đó, với EU, việc tiếp tục tăng cường các biện pháp kích thích là hoàn toàn có thể để đối phó với vấn đề tăng trưởng.

EUR mất giá đồng nghĩa với đồng USD mạnh lên tương đối so với các ngoại tệ mạnh khác. Vấn đề này cùng với việc đồng CNY suy yếu sẽ dẫn tới khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải có những thay đổi mạnh mẽ hơn trong điều hành tỷ giá. Xét tới các yếu tố như tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ giảm tốc cùng với định hướng duy trì mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng, NHNN sẽ không còn nhiều dư địa chính sách để giữ ổn định tỷ giá. Hơn thế nữa, lựa chọn giữ tỷ giá sẽ cần phải đánh đổi bằng thiệt hại về nguồn lực, đặc biệt nguồn dự trữ ngoại hối. Cuối cùng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dù đang khá dồi dào nhưng có thể sẽ nóng trở lại khi ngân hàng sẽ phải bán ra lượng tiền đồng lớn để mua và củng cố trạng thái ngoại tệ khi các rủi ro từ phía thế giới tăng lên.

Mặt khác, việc Anh rời khỏi EU sẽ tạo ra nhiều bất lợi cho thị trường chứng khoán nói riêng và những tài sản ưa rủi ro nói chung. Trong đó, thị trường chứng khoán - nơi không ưa thích những yếu tố bất ngờ sẽ là tâm điểm của các phản ứng tiêu cực. Xét trên thị trường Việt Nam, vấn đề này có thể cộng hưởng các yếu tố về tăng trưởng, tỷ giá, lãi suất, nợ công,… và khả năng trở thành điểm nhấn kích hoạt gây đảo chiều xu hướng sau “con sóng lớn đầu tiên trong năm 2016” là không thể loại trừ. Ngoài những tác động đến chỉ số chung, Brexit còn có tác động gián tiếp tới các doanh nghiệp có quan hệ thương mại với khu vực EU như doanh nghiệp ngành Dệt may, Giày dép, Cà phê, Thủy sản,… Trong đó, sự kiện này được nhìn nhận mang đến tác động tiêu cực. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp có các khoản vay, các khoản tài trợ bằng đồng EUR sẽ hưởng lợi thế nhất định trong các giao dịch từ sự kiện này. Tuy nhiên cơ cấu các loại ngoại tệ và thời gian đáo hạn của các khoản nợ sẽ góp phần tạo ra các tác động với mức độ khác nhau ở từng doanh nghiệp.

Brexit luôn tồn tại 2 mặt của một vấn đề và VCBS cho rằng việc Anh rời khỏi châu Âu vẫn có các yếu tố cần theo dõi sát sao như diễn biến, quá trình, thời điểm chính thức mà Anh sẽ tiến hành rời châu Âu (nhiều khả năng quá trình này có thể kéo dài tới 2 năm nhằm đàm phán thỏa thuận, các thủ tục pháp lý liên quan,…). Mặc dù vậy, đối với thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng thì đây cũng không phải là lựa chọn được hoan nghênh.

Xem toàn bộ báo cáo: VCBS-Brexit-Vietnam.pdf

Các tin tức khác

>   Dự báo doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng cuối năm ổn định và khả quan hơn (24/06/2016)

>   CPI tháng 6 cả nước tăng 0.46% (24/06/2016)

>   “Kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách” (24/06/2016)

>   Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi (23/06/2016)

>   Có thể dùng CPI bình quân làm thước đo lạm phát (23/06/2016)

>   Số liệu GDP địa phương: Sẽ không còn “dở khóc, dở cười” (23/06/2016)

>   Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 285 triệu USD trong kỳ 1 tháng 6/2016 (22/06/2016)

>   Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được cấp qua internet (22/06/2016)

>   MBKE: Nếu Anh rời Brexit, tác động đến thị trường Việt Nam sẽ không lớn (22/06/2016)

>   TPHCM công khai toàn bộ chính sách, thủ tục, quy hoạch (22/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật