Trung Quốc chi tiền kỷ lục mua các công ty nước ngoài
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang trong cơn say “mua sắm” khi mua lại các doanh nghiệp nước ngoài với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết, CNNMoney cho biết.
Theo tổ chức nghiên cứu Dealogic, Trung Quốc công bố đã chi 108.5 tỷ USD để thực hiện việc mua lại các doanh nghiệp nước ngoài trong năm nay, cao hơn cả mức 106 tỷ USD trong cả năm ngoái. Tổng số thương vụ mua lại từ đầu năm đến nay là 281, so với mức 611 trong năm 2015.
Thương vụ lớn nhất được thực hiện vào đầu tháng 2 khi ChemChina đề nghị mua lại công ty Syngenta của Thụy Sỹ - nhà cung cấp toàn cầu về thuốc trừ sâu và giống cây trồng - với giá khủng 48 tỷ USD.
Dù vậy, hiện nhiều thương vụ đã được công bố vẫn còn phải nhận được sự phê chuẩn của các nhà điều hành – một yêu cầu từng nhấn chìm nhiều thương vụ do lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia. Tại Mỹ, các thương vụ nước ngoài cần phải nhận được sự chấp thuận của một số cơ quan quản lý, bao gồm Ủy ban Đầu tư Nước ngoài (CFI) tại Mỹ.
Theo tài liệu của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (S.E.C), vào giữa tháng 2 vừa qua, Fairchild Semiconductor (FCS) đã khước từ lời nghị cao hơn từ một công ty Trung Quốc, thay vào đó đồng ý thỏa thuận với một đối thủ tại Mỹ, do mức độ rủi do không thể chấp nhận được nếu thương vụ không được chấp thuận.
Khoảng một tuần sau đó, một công ty Trung Quốc đã rút khỏi vụ đầu tư vào công ty công nghệ Western Digital sau khi các nhà điều hành Mỹ cho biết họ sẽ điều tra thương vụ này.
Kỷ lục chi tiêu của Trung Quốc thậm chí có thể bị phá vỡ sớm hơn nếu thương vụ công ty bảo hiểm Anbang của nước này mua lại Starwood Hotels với giá 14 tỷ USD thành công. Theo đó, Anbang đã rút khỏi thương vụ sau cuộc chiến đầu thầu với Marriott International.
Sau đây là 4 thương vụ có quy mô lớn nhất trong năm 2016 được Trung Quốc công bố:
- ChemChina - Syngenta, 48 tỷ USD
- Tianjin Tianhai Investment - Ingram Micro, 6.3 tỷ USD
- Haier – Bộ phận thiết bị của GE, 5.4 tỷ USD
- Zoomlion Heavy - Terex Corp., 4.8 tỷ USD./.
|