Thứ Sáu, 20/05/2016 13:03

Ngành điện niêm yết: Tỷ giá cộng hưởng cùng El Nino khiến lãi quý 1 héo mòn

Sự khắc nghiệt của thời tiết cùng câu chuyện muôn thuở về tỷ giá đã khiến cho doanh thu và lãi ròng doanh nghiệp niêm yết (DNNY) ngành điện niêm yết trong quý 1/2016 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2015.

Thống kê của Vietstock cho thấy, chỉ có 5/18 doanh nghiệp tăng trưởng về doanh thu và 3/18 doanh nghiệp tăng trưởng lãi ròng quý 1/2016 so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, tổng doanh thu ngành điện trong quý 1 đạt gần 5,000 tỷ đồng, giảm 14% và lãi ròng chỉ hơn 244 tỷ đồng, tương ứng giảm 67%.

Tổng quan kết quả kinh doanh ngành điện niêm yết trong quý 1/2016

a)    Toàn ngành (18 DNNY ngành điện)

b)    Doanh thu và lãi ròng từng doanh nghiệp

Nguồn: VietstockFinance

Trong số ít ỏi các doanh nghiệp tăng trưởng trong quý 1/2016, nổi bật nhất là Nhiệt điện Ninh Bình (NBP) với doanh thu tăng 25%, đạt 180 tỷ đồng; lãi ròng 10.7 tỷ đồng, bỏ xa con số chưa đến 1 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Kết quả đáng chú ý bởi giá bán điện bình quân tuy thấp hơn cùng kỳ (khoảng 17 đồng/Kwh) nhưng NBP có được sản lượng điện cao hơn do trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia huy động Công ty phát thường xuyên 2 lò. Lợi nhuận tăng mạnh một phần còn do xuất hao than tiêu chuẩn giảm. Được biết, doanh thu của NBP là số tạm tính do Công ty chưa ký được hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trong quý 1.

Với Điện nước Lắp máy Hải Phòng (DNC) trong quý 1/2016 đã có gần 37 tỷ đồng doanh thu từ kinh doanh điện thay vì kinh doanh nước sinh hoạt như cùng kỳ năm trước. Đồng thời, các chi phí kinh doanh được quản lý tốt hơn nên lãi ròng cải thiện đáng kể, đạt 1.3 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ.

Trường hợp cuối cùng còn lại có kết quả khả quan nữa là Thủy điện Nậm Mu (HJS) khi doanh thu tăng 8% và nhờ chi phí lãi vay giảm hơn 40% mà lãi ròng đã tăng được 15%, đạt 6 tỷ đồng.

Gặp khó khi El Nino cộng hưởng với tỷ giá

Trong quý 1/2016, đa số các doanh nghiệp điện có kết quả kinh doanh không như mong đợi. Theo đó, có 9 đơn vị có lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm trước và 6 đơn vị chấp nhận thua lỗ mà nguyên nhân chính xuất phát từ hai yếu tố đó là tỷ giá và hiện tượng thời tiết El Nino.

Trong số này, KHPTIC đều tăng trưởng doanh thu nhưng lợi nhuận sụt giảm mạnh. Cụ thể, với Đầu tư điện Tây Nguyên (TIC), doanh thu mặc dù đạt gấp 6.6 lần cùng kỳ nhưng các chi phí kinh doanh đều tăng mạnh hơn, đồng thời, doanh thu tài chính lại giảm gần một nửa đã khiến lãi ròng đơn vị này lao dốc 98%, đạt vỏn vẹn 3 triệu đồng.

Vấn đề của Thủy điện Miền Trung (CHP) thì lại liên quan đến hiện tượng El Nino, lưu lượng nước về hồ thấp làm cho sản lượng điện thương phẩm giảm đến gần 75%, doanh thu giảm 45%. Tuy nhiên tổng chi phí chỉ giảm khoảng 6%, điều này đã khiến lợi nhuận giảm sâu gần 90%, chỉ còn 9 tỷ đồng.

* Nhiều thủy điện tạm dừng phát điện

Một số ông lớn của ngành cũng đã không có được kết quả lạc quan, mà nguyên nhân chính cũng tại tỷ giá. Điển hình như Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2), cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm. NT2 cho biết, từ tháng 8/2015 giá nhiên liệu khí đầu vào được xác định theo cơ chế giá khí thị trường, bằng 46% giá dầu FO công bố tại thị trường Singapore, do giá khí trên thị trường giảm mạnh đã khiến doanh thu bán điện quý 1/2016 giảm so với cùng kỳ. Ngoài ra, trong kỳ, Công ty không còn được khoản lãi chênh lệch tỷ giá (314 tỷ đồng) như năm trước, thay vào đó lỗ gần 59 tỷ đồng. Kết quả, doanh thu quý 1 của NT2 giảm 21%, đạt 1,378 tỷ và lãi ròng giảm 37%, đạt 319 tỷ đồng.

* ĐHĐCĐ NT2: Kế hoạch 2016 dựa trên giá dầu 60 USD/thùng

Tuy nhiên, đáng thất vọng hơn chính là Nhiệt điện Phả Lại (PPC) khi bất ngờ công bố lỗ gần 157 tỷ trong quý 1/2016. Nguyên nhân chính là do giá bán điện giảm cùng với ảnh hưởng lớn từ lỗ tỷ giá lên đến 262 tỷ đồng, gấp 2.4 lần năm trước. Được biết, mục tiêu năm nay của PPC là lãi trước thuế khoảng 624 tỷ đồng và chi cổ tức 17%. Công ty hiện có 3 cổ đông lớn nắm 79.6% vốn là Genco 2, REE và Halley Sicav.

* PPC: Thoái ít nhất 40% phần vốn góp tại NPS

* REE đăng ký mua 8 triệu cp PPC

Tương tự, BTPSHP tiếp tục gam màu thua lỗ trong quý 1. BTP lỗ 19 tỷ đồng khi mà lỗ chênh lệch tỷ giá trong kỳ ở mức 46 tỷ đồng. Còn kết quả lỗ 54 tỷ đồng của SHP thì liên quan đến hiện tượng El Nino làm giảm sản lượng, giảm doanh thu hơn 50%.

Có thể thấy, ngoài ảnh hưởng tỷ giá thì thời tiết khô hạn từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành điện. Trong một thống kê của EVN được trích dẫn thì đến giữa tháng 3/2016 đã có 15/51 nhà máy điện đã xin tách ra khỏi thị trường phát điện như: A Vương, An Khê, Bình Điền, Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Đa Mi, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4...

Theo báo cáo (tháng 12/2015) về ngành điện năm 2016 của Chứng khoán Bảo Việt (BVS), ảnh hưởng của El Nino mạnh đối với khu vực Bắc và Trung bộ, kế đến là Nam Bộ. Khu vực Tây Nguyên ít ảnh hưởng hơn do các nhà máy thủy điện tại đây có lợi thế so với những khu vực còn lại khi hiện tượng El Nino diễn ra. BVS dự báo trường hợp El Nino không kéo dài tới quý 3 và 4/2016 – những quý tập trung mưa nhiều nhất thì doanh nghiệp nhiệt điện sẽ có kết quả kinh doanh tích cực trong nửa đầu năm còn doanh nghiệp thủy điện hưởng lợi vào nửa cuối năm trên thị trường phát điện cạnh tranh.

Một số nhà máy điện niêm yết trên 30 MW

Nguồn: Báo cáo ngành điện 2016 của BVS

Theo thống kê thì trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả của các DNNY ngành điện chiếm trung bình trên 50%. Nhiều nhất là SIC với khoảng 76%, tương đương 678 tỷ đồng tính đến 31/03/2016. Trong khi đó, nợ lại được DRL, TBC và TIC sử dụng rất thấp, đều dưới 3%.

Nợ phải trả của các DNNY ngành điện tính đến 31/03/2016

Trong cơ cấu nợ thì nợ vay của 14 doanh nghiệp có sử dụng vay nợ chiếm bình quân 77% tính đến cuối tháng 3/2016, tăng nhẹ so với đầu năm. Tỷ lệ nợ vay trên nợ phải trả chiếm 90% trở lên có SBA, HJS, SHP và VSH. Qua đó, chi phí lãi vay thường chiếm gần như toàn bộ chi phí tài chính của các doanh nghiệp này. Kết quả kinh doanh cũng cho thấy độ ảnh hưởng khi mà SHP lỗ liên tiếp hai lần trong quý 1, SBA từ có lãi chuyển sang lỗ, VSH và HJS lãi giảm mạnh 22% và 52%.

Ngược lại thì DRL, NBP, TBC và TIC gần như không có nợ vay. Thành quả của NBP như đề cập ở trên là đạt lãi ròng tăng trưởng mạnh nhất ngành. Bản thân Thủy Điện - Điện Lực 3 (DRL) và Thủy điện Thác Bà (TBC) không chịu áp lực từ chi phí tài chính nhưng tình hình hạn hán nặng nề, lượng nước phục vụ sản xuất điện cho các nhà máy thủy điện rất thấp, làm giảm doanh thu và lợi nhuận trong kỳ hơn 30%./.

Các tin tức khác

>   TEG: Nghị quyết Hội đồng quản trị (20/05/2016)

>   AMD: Kế hoạch quý 2 lãi ròng 17 tỷ đồng (20/05/2016)

>   CII: Thông báo đánh giá tín dụng đối với CII (20/05/2016)

>   BHC: Báo cáo thường niên 2015 (20/05/2016)

>   NPH: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 (20/05/2016)

>   STS: Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016. (20/05/2016)

>   VT8: Ngày đăng ký cuối cùng lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (20/05/2016)

>   VIR: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 (20/05/2016)

>   HRC: 4 tháng doanh thu hơn 14 tỷ đồng (20/05/2016)

>   CTC: Nghị quyết HĐQT (20/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật