Thứ Tư, 18/05/2016 13:03

Kỳ vọng xuất khẩu điện tử cán mốc 17 tỷ USD

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng điện tử, máy tính và linh kiện được kỳ vọng sẽ cán mốc 17 tỷ USD.

Nếu đạt được mục tiêu này không chỉ là lớn lên về quy mô, mà còn tác động chuyển dịch cơ cấu sản xuất và XK.

Lắp ráp vi mạch điện tử tại Công ty Fancy Creation VietNam. Ảnh: Việt Hùng

Mặc dù mục tiêu 5 tỷ USD đã được đề ra từ cách đây gần 20 năm, nhưng 10 năm sau đó vẫn chưa đạt được. Lúc đó không ai nghĩ rằng kim ngạch XK hàng điện tử, máy tính và linh kiện lại có thể đạt được như năm 2015 (vượt qua mốc 15 tỷ USD). Năm 2015 so với năm 1998, kim ngạch XK hàng điện tử, máy tính và linh kiện đã cao gấp 31.3 lần, bình quân một năm tăng trên 22.4%, cao hơn so với các con số tương ứng của tổng kim ngạch XK chung (17.3 lần và tăng 18.3%/năm). Mặc dù kết quả trên là đáng ngạc nhiên, nhưng nhiều người cũng khó có thể kỳ vọng sẽ cán mốc 17 tỷ USD vào năm 2016 này. Tuy nhiên, kỳ vọng đó đang dần trở thành hiện thực với kết quả đạt được trong 4 tháng đầu năm. Nếu dự báo trên đạt được đối với mặt hàng này, thì cùng với các mặt hàng như điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; máy ảnh, máy quay phim... sẽ tiếp tục góp phần làm chuyển dịch cơ cấu XK theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng có trình độ kỹ thuật - công nghệ cao hơn.

Tuy đạt được kết quả như trên, nhưng về xuất nhập khẩu mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện cũng đặt ra một số vấn đề. Vấn đề lớn nhất là tính gia công, lắp ráp trong lĩnh vực này còn rất lớn. Trong khi XK 4 tháng đầu năm 2016 đạt 5,034 triệu USD, tăng 6.8%, thì nhập khẩu mặt hàng này đã lên đến 8.551 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Đành rằng trong tổng kim ngạch nhập khẩu có một phần để dùng cho nhu cầu tiêu dùng ở trong nước, nhưng có một phần để lắp ráp các mặt hàng cho XK… Cân đối giữa XK và nhập khẩu về mặt hàng này, Việt Nam đã ở vị thế nhập siêu khá lớn, lên tới hơn 3.5 tỷ USD, bằng 69.9% kim ngạch XK. Vì vậy, cần phải phát triển nhanh hơn công nghiệp hỗ trợ vừa để khắc phục tình trạng gia công, đại lý, khắc phục tình trạng phụ thuộc vào nhập khẩu, vừa giải quyết công ăn việc làm, bảo đảm tính lan tỏa của kỹ thuật - công nghệ hiện đại, vừa tăng thị phần của khu vực kinh tế trong nước.

Đức Linh

Kinh tế đô thị

Các tin tức khác

>   Nguy cơ phá sản: Vietfoods không sai nhưng vẫn phải chờ (18/05/2016)

>   Khi vốn Nhật bớt “mặn mà” (18/05/2016)

>   Thị trường thép đã ổn định trở lại (18/05/2016)

>   Gấp rút giải ngân vốn ODA khi ưu đãi hết dần (18/05/2016)

>   Thị trường bán lẻ Việt: 50% nằm trong tay người Thái? (17/05/2016)

>   Mật độ khu công nghiệp trên phạm vi cả nước (17/05/2016)

>   Việt – Nga lập quỹ đầu tư 500 triệu đô la (17/05/2016)

>   Việt Nam-Malaysia thúc đẩy hợp tác dầu khí ở khu vực chồng lấn (17/05/2016)

>   Thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nga (17/05/2016)

>   Tập đoàn GM bất ngờ bổ nhiệm Tổng giám đốc mới tại Việt Nam (17/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật