Thứ Ba, 10/05/2016 07:39

Eurozone hướng tới một thỏa thuận giảm nhẹ nợ cho Hy Lạp

Tại cuộc họp bất thường Bộ trưởng Tài chính khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) hôm 9/5 ở Brussels, Vương quốc Bỉ, các bộ trưởng đã nhất trí hướng tới việc giảm nhẹ gánh nặng nợ cho Hy Lạp và hy vọng một thỏa thuận giải ngân khoản cứu trợ mới sẽ được thông qua tại hội nghị của Eurogroup diễn ra vào ngày 24/5 tới.

Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, phát biểu với báo giới, Chủ tịch Eurogroup Jeroen Dijsselbloem cho biết Eurogroup đưa ra một số biện pháp ngắn, trung và dài hạn nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho Hy Lạp. Về ngắn hạn, đó là cải thiện việc quản lý nợ và giảm chi phí.

Biện pháp trung hạn tập trung vào việc giãn nợ và sắp xếp thời gian để Hy Lạp trả nợ. Về dài hạn, biện pháp bổ sung có thể được áp dụng.

Tuy nhiên, theo người đứng đầu Eurogroup, các biện pháp trung và dài hạn chỉ được triển khai vào cuối chương trình hiện tại, tức là cuối năm 2018.

Trong khi đó, theo phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu phụ trách đồng euro Valdis Dombrovskis, một thỏa thuận sơ bộ sẽ được hoàn tất trong vài ngày tới.

Còn ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế, tài chính và thuế Pierre Moscovici nhấn mạnh thỏa thuận phải đáp ứng được 3 điểm: cải cách, biện pháp khẩn cấp và vấn đề nợ.

Cuộc họp hôm 9/5 nhằm đánh giá những cải cách mà Quốc hội Hy Lạp thông qua đêm 8/5 liên quan đến trợ cấp hưu trí và thuế.

Athens hy vọng những cải cách này sẽ cho phép đạt được gói cứu trợ mới từ các chủ nợ trong khuôn khổ gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ euro được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) chấp nhận hồi mùa Hè năm ngoái cũng như đạt được việc giảm nợ.

Cho tới nay, Hy Lạp mới chỉ nhận được 21,4 tỷ euro trong khi đó phải đối mặt với thời hạn hoàn trả nợ khoảng 2,2 tỷ euro cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào ngày 20/7 tới.

Các biện pháp mà Quốc hội Hy Lạp vừa thông qua bao gồm điều khoản cắt giảm lương hưu nhằm giúp Hy Lạp có thể tiết kiệm được 1,8 tỷ euro.

Ngoài ra, việc tăng thuế cũng giúp ngân sách nhà nước Hy Lạp thu về một khoản trị giá 1,8 tỷ euro. Như vậy, ngân sách Hy Lạp sẽ tạo ra thặng dư sơ cấp (không tính khoản nợ) bằng 3,5% GDP vào năm 2018, tức là phù hợp với mục tiêu mà các chủ nợ đề ra cho Athens.

Các biện pháp này bổ sung vào chính sách thắt lưng buộc bụng mà Hy Lạp áp dụng từ sáu năm qua, tuy nhiên các biện pháp như vậy lại bị công đoàn phản đối và khiến một bộ phận lớn dân chúng tức giận./.

Ngân hàng, Kinh tế Hy Lạp, Khủng hoảng nợ Hy Lạp, EB, Lương hưu, Thắt lưng buộc bụng, Cứu trợ Hy Lạp, IMF, Eurogroup.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Vàng, bạc xóa sạch đà tăng tuần trước khi đồng USD tăng cao (10/05/2016)

>   Dầu trượt dốc trước lo sợ về tác động của vụ cháy rừng tại Canada (10/05/2016)

>   Sắp công bố dữ liệu khổng lồ vụ Panama Papers (09/05/2016)

>   Kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát tín hiệu bình ổn (09/05/2016)

>   Quốc hội Hy Lạp thông qua gói cải cách mới để đổi lấy tiền cứu trợ (09/05/2016)

>   Cơ quan NBS nhận định nền kinh tế Trung Quốc gặp thử thách lớn (08/05/2016)

>   Cuba đàm phán về nợ 1,2 tỷ USD với ba quỹ tư nhân nước ngoài (08/05/2016)

>   Dầu Brent lao dốc hơn 4%/tuần, cắt đứt mạch 4 tuần tăng giá liên tiếp (07/05/2016)

>   Ấn Độ "đau đầu" tìm cách xử lý hơn 120 tỷ USD nợ xấu ngân hàng (07/05/2016)

>   Mỹ khắc phục lỗ hổng luật pháp để tránh bị lợi dụng trốn thuế (06/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật