Thứ Năm, 12/05/2016 14:47

[Bài cập nhật]

ĐHĐCĐ BVS: Tăng vốn và chia cổ tức sau khi kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS), HĐQT cho biết sẽ xem xét đề xuất phương án tăng vốn điều lệ, ngoài ra có thể có phương án chia cổ phiếu thưởng hoặc phát hành cổ phiếu trả cổ tức sau khi kiện toàn bộ máy HĐQT của BVS.

* 16h40: Đại hội thông qua tất cả các tờ trình

* 16h00: Đại hội tiến hành thảo luận.

Tăng vốn 2016 lên 1,250 tỷ đồng sau khi kiện toàn bộ máy HĐQT

Định hướng tham gia thị trường phái sinh của BVS như thế nào? Thị giá của cổ phiếu BVS đang dưới giá trị sổ sách, HĐQT có biện pháp gì để khắc phục vấn đề này?

Việc triển khai thị trường phái sinh được điều chỉnh có thể không thể tiến hành trong quý 2/2016 mà lùi lại quý 4/2016 hoặc muộn hơn. Việc tham gia vào thị trường này bên cạnh hoạt động kinh doanh chính cũng là định hướng của BVS, tuy nhiên lộ trình tăng vốn để tham gia thị trường này sẽ được HĐQT xem xét, nghiên cứu và cân nhắc để phù hợp, không tăng vốn sớm quá nhưng cũng không quá muộn.

Liên quan đến thị giá của cổ phiếu BVS, việc quan tâm của HĐQT là có nhưng việc can thiệp lại phù thuộc vào các nhà đầu tư, phụ thuộc vào cung-cầu cổ phiếu và quan điểm nhà đầu tư, HĐQT không thể can thiệp trực tiếp.

Kế hoạch tăng vốn điều lệ của BVS trong năm 2016 như thế nào, bởi theo kế hoạch vốn điều lệ của BVS sẽ tăng từ 772 tỷ lên 1,250 tỷ đồng?

HĐQT cũng xem xét và dự kiến đưa vào kế hoạch của năm 2016, tuy nhiên bộ máy HĐQT BVS hiện đang được xây dựng lại. Do vậy, kế hoạch tăng vốn sẽ được HĐQT trình cổ đông sau khi kiện toàn bộ máy HĐQT của BVS.

Tại sao nghị quyết HĐQT năm 2015 đề xuất phương án chi trả cổ tức tỷ lệ 10% nhưng không thực hiện, BVS có kế hoạch chia cổ phiếu thưởng hay không?

Tình hình nguồn vốn hoạt động khó khăn nên việc sử dụng phần lợi nhuận chưa phân phối bổ sung vốn cho hoạt động cho BVS trong năm 2015 là điều cần thiết, do vậy HĐQT đề xuất không chia cổ tức năm 2015. Kế hoạch cổ tức cho năm 2016 dự kiến tỷ lệ tối đa 7%.

Ngoài ra, sau khi kiện toàn bộ máy HĐQT, HĐQT mới sẽ cân nhắc vấn đề chia cổ tức bằng cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn hoặc lợi nhuận chưa phân phối.

HĐQT có ý định mua cổ phiếu mang tính cá nhân để tăng sự tin tưởng giữa HĐQT với hoạt động của BVS hay không?

Trong phương án tăng vốn sắp tới HĐQT cũng sẽ cân nhắc việc phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ công nhân viên, thành viên HĐQT nhằm tăng sự gắn kết giữa nhân viên với công ty, bên cạnh đó các thành viên trong HĐQT cũng sẽ nắm giữ một lượng cổ phiếu BVS nhất định, giúp củng cố lòng tin với các cổ đông.

Chi phí năm 2016 sẽ tăng đột biến

* 15h00: Đại diện Đoàn chủ tọa trình bày trước đại hội tờ trình kế hoạch kinh doanh năm 2016.

Định hướng hoạt động 2016, BVS đã đưa ra một số dự báo thị trường chứng khoán trong năm. Trong đó, P/E của VN-Index vào thời điểm 2016 được dự báo sẽ ở mức 12.2 lần. BVS xác định điểm cân bằng của VN-Index đạt 610 điểm (dao động của chỉ số từ 570 đến 650 điểm với xác suất 90%). Gía trị giao dịch trung bình mỗi phiên dự báo tăng thêm hơn 5% trong kịch bản (KB) trung bình. BVS dựa trên 2 cơ sở là KB dự báo vùng điểm trung bình năm 2016 của VN-Index vận động quanh 610 điểm; bên cạnh đó, VN-Index vẫn sẽ chịu ảnh hưởng bởi vùng điểm đi ngang (510-650) từ năm 2014 nên mặt bằng thanh khoản khó có sự đột biến.

Qua đó, HĐQT BVS đã đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2016, với chỉ tiêu doanh thu đạt 314 tỷ đồng, tăng 9% so với thực hiện năm 2015 và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 122 tỷ đồng, tăng nhẹ 1.4%.

Tuy nhiên, HĐQT BVS cũng phân tích 1 số nguyên nhân ảnh hưởng tới lợi nhuận năm 2016, trong đó đáng chú ý là nhận định của HĐQT về việc chi phí năm 2016 của BVS dự kiến sẽ tăng đột biến. HĐQT cho biết, nguyên nhân là do chi phí đóng BHXH, BHYT, tăng theo quy định mới; chi phí thuê trụ sở; đặc biệt là chi phí trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay. Ngoài ra, chính sách mới ban hành có thể sẽ dẫn đến việc khai thác có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi của BVS bị ảnh hưởng.

Kế hoạch tăng vốn giai đoạn 2016-2020 của BVS

Bên cạnh đó, theo kế hoạch 5 năm 2016-2020 được HĐQT đề ra, vốn điều lệ của BVS trong năm 2016 sẽ tăng từ 722 lên 1,250 tỷ đồng, tuy nhiên trong số những tờ trình tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 HĐQT chưa trình tờ trình nào liên quan đến vấn đề tăng vốn.

Về kế hoạch 5 năm tới, BVS dự kiến tổng doanh thu tăng trưởng bình quân giai đoạn (2015-2020) là 9%/năm, đạt khoảng 440 tỷ đồng vào năm 2020. Lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng trường bình quân 6.5%/năm, đạt khoảng 160 tỷ đồng vào năm 2020.

Không chia cổ tức 2015 do bù lỗ lũy kế

* 14h20: Đại diện Đoàn chủ tọa trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015 của BVS.

Theo đó, kết thúc năm 2015, BVS đạt hơn 287.6 tỷ đồng doanh thu, bằng 94% năm trước và hoàn thành 96% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 120.32 tỷ đồng, bằng 91% năm 2014 và đã hoàn thành kế hoạch năm đã đề ra.

Do năm 2015 thị trường giảm mạnh về thanh khoản trên cả hai sàn nên hoạt động môi giới của BVS cũng bị ảnh hưởng. Tổng doanh thu môi giới trong năm 2015 đạt khoảng hơn 84 tỷ đồng, chỉ bằng 68% kế hoạch và 77% so với năm 2014. Thị phần môi giới chung cho cả ba sàn giao dịch đạt gần 4%, chỉ bằng 91% so với năm trước.

Đối với hoạt động tự doanh, hiệu quả hoạt động của toàn danh mục đạt 57.4 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch. Trong đó, hiệu quả đầu tư của toàn danh mục chứng khoán niêm yết và chứng chỉ quỹ đến 31/12/2015 đạt 15%. Trong năm 2015, BVS không giải ngân đầu tư trái phiếu để giành hỗ trợ vốn hỗ trợ môi giới.

Đối với hoạt động tư vấn và bảo lãnh phát hành, doanh thu tư vấn và bảo lãnh phát hành đạt 10.5 tỷ đồng, đạt 132% kế hoạch, trong đó BVS đã hoàn thành được 105 hợp đồng/138 hợp đồng đã ký. Doanh thu hoạt động lưu ký trong năm 2015 đạt 3.7 tỷ đòng, đạt 141% kế hoạch.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận trong năm 2015, BVS dự kiến sẽ không chia cổ tức năm 2015 do dùng phần lợi nhuận đạt được để bù đắp lỗ lũy kế năm trước, tính đến hết năm 2015 BVS không còn lỗ lũy kế. Phần lợi nhuận để lại sau khi trích lập các quỹ hơn 76.7 tỷ đồng.

* 14h15: Đại hội bắt đầu

ĐHĐCĐ thường niên 2016 của BVS chiều ngày 12/05/2015

TRƯỚC ĐẠI HỘI

Tiếp tục biến động nhân sự HĐQT

Nhân sự BVS đã có biến động kể từ giữa tháng 9 năm ngoái. Cụ thể, ngày 15/09/2015, ông Trịnh Tuấn Anh đã có đơn từ nhiệm không làm thành viên HĐQT của BVS. Ngày 16/09/2015, HĐQT BVS đã ban hành Nghị quyết về việc chấp nhận đơn từ nhiệm của ông Trịnh Tuấn Anh và bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Tú - Người đại diện vốn của Tập đoàn Bảo Việt, Phó Giám đốc phụ trách khối quản lý tài chính Tập đoàn Bảo Việt làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Tuy nhiên, ngay sát thời điểm diễn ra ĐHĐCĐ thường niên năm 2016, nhân sự HĐQT BVS lại tiếp tục có biến động lớn. Trước 3 ngày diễn ra đại hội, ngày 09/05/2016, BVS đã nhận được công văn của Tập đoàn Bảo Việt về việc thôi nhiệm vụ người đại diện vốn của Tập đoàn Bảo Việt tại BVS của ông Phan Kim Bằng - Chủ tịch HĐQT. Ngày 10/05/2016, ông Bằng đã có đơn xin từ nhiệm.

Cơ cấu cổ đông của BVS tính đến ngày 01/04/2016


Nguồn: BVS

Theo đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016, HĐQT sẽ trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm thành viên HĐQT đối với ông Trịnh Tuấn Anh và ông Phan Kim Bằng.

Đồng thời, theo đơn đề cử của Tập đoàn Bảo Việt, HĐQT BVS cũng sẽ trình cổ đông việc bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020, bao gồm:

  • Ông Đậu Minh Lâm
  • Ông Nguyễn Anh Tuấn
  • Ông Phạm Ngọc Tú

* BVS: Quý 1 lãi ròng giảm phân nửa

* Thị phần môi giới quý 1 tại HNX: ACBS rớt, BVS vào top 10

Các tin tức khác

>   PIC: 20/05 GDKHQ nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 7% (12/05/2016)

>   SAF: Bổ sung nội dung thông báo ngày đăng ký cuối cùng (12/05/2016)

>   SGR: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 (12/05/2016)

>   Thủy sản Sài Gòn: Dự kiến niêm yết trong năm 2016 và phát triển mảng BĐS (12/05/2016)

>   Báo cáo tài chính quý 1 năm 2016 (12/05/2016)

>   PXM: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (12/05/2016)

>   MTA: Đính chính BCTC hợp nhất được kiểm toán năm 2015 (12/05/2016)

>   CKD: Giải trình chênh lệch KQKD của BCTC Quý 1/2016 so với Quý 1/2015 (12/05/2016)

>   CKD: BCTC Quý 1/2016- Phần công ty (12/05/2016)

>   MTA: Giải trình chênh lệch KQKD tại BCTC mẹ và hợp nhất Quý 1/2016 so với Quý 1/2015 (12/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật