Thứ Ba, 19/04/2016 16:37

Tranh chấp không hồi kết, quyền lợi cổ đông ĐH Hoa Sen đi về đâu?

Khi các cơ quan ban ngành vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng về cuộc tranh chấp tại ĐH Hoa Sen giữa Ban điều hành đương nhiệm và nhóm cổ đông đại diện 70% vốn điều lệ và đỉnh điểm là ĐHĐCĐ bất thường ngày 02/08/2014, thì đến thời điểm hiện nay, đối tượng đang chịu thiệt thòi nhất trong cuộc tranh chấp kéo dài này không phải là sinh viên hay giảng viên như trường hợp của ĐH Hùng Vương mà lại chính là nhóm cổ đông góp vốn của nhà trường, bởi những quyền lợi sở hữu hợp pháp của họ đang dần bị tước đoạt một cách phi lý.

Cuộc tranh chấp kéo dài gần 2 năm của ĐH Hoa Sen có thể sẽ là một trường hợp điển hình khiến các nhà đầu tư lo ngại khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực giáo dục bởi quyền lợi hợp pháp không được tôn trọng và bảo vệ và nếu quả bóng trách nhiệm vẫn còn “lăn tròn” rất có thể ĐH Hoa Sen sẽ trở thành một ĐH Hùng Vương thứ hai.

2 năm không tổ chức đại hội cổ đông

Theo công văn số 422-VPCP-KGVX do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định ký ngày 18/1/2016 về việc chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận đối với Trường Đại học Hoa Sen, ĐH Hoa Sen hiện chưa được công nhận là Trường ĐH không vì lợi nhuận. Như vậy, thực tế là ĐH Hoa Sen đã và vẫn đang hoạt động theo mô hình ĐH tư thục, chịu sự chế định của cả Luật Giáo dục Đại học, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán…

Xét ở góc độ hoạt động như một “Doanh nghiệp đặc thù”, với loại hình tương tự công ty cổ phần đại chúng (có trên 160 cổ đông tham gia góp vốn), ĐH Hoa Sen cần phải tuân thủ các quy định trong Luật Doanh nghiệp mới nhất được sửa đổi vào 2014. Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2014, đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài ra, khoản 2 Điều 136 quy định về các vấn đề thảo luận trong cuộc họp như sau: Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây: a) Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; b) Báo cáo tài chính hằng năm; c) Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị; d) Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, về kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đ) Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và của từng Kiểm soát viên; e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại; g) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

Tuy nhiên, ban điều hành đương nhiệm của ĐH Hoa Sen đã cố tình phớt lờ các quy định của pháp luật và cố tình tước đoạt quyền lợi hợp pháp của các cổ đông. Trong vòng 2 năm gần nhất 2014 và 2015, cổ đông Đại học Hoa Sen không hề được thông báo, triệu tập tham dự Đại hội cổ đông thường niên cũng như không hề nhận được nhận được bất kì văn bản nào để xin ý kiến thảo luận về các điều khoản này.

Cổ đông hoang mang

Sự việc trên đã khiến rất nhiều cổ đông của nhà trường không khỏi hoang mang và lo ngại, bởi nếu không triệu tập đại hội cổ đông, không xin ý kiến cổ đông, vậy ai sẽ là cơ quan giám sát đồng vốn của các cổ đông bỏ ra được đưa vào đầu tư phát triển trường và báo cáo tài chính hằng năm kiểm toán, công bố, báo cáo thế nào cho nhà đầu tư. Những hệ lụy phát sinh về sau ai sẽ là người gánh chịu khi tình trạng bưng bít thông tin trong 2 năm liền?

Ông Nguyễn Trung Đức, cổ đông và là một trong những thành viên HĐQT của ĐH Hoa Sen cho biết: “Trong hai năm liên tục, ĐH Hoa Sen không tổ chức Đại hội cổ đông, cũng không công bố báo cáo tài chính năm đến các cổ đông. Cổ đông thực tế không hề được biết Ban điều hành đã quản lý tài chính của Trường ra sao, chi phí như thế nào, đầu tư và tái đầu tư như thế nào, kết quả cuối năm lỗ hay lãi. Điều này thực sự làm chúng tôi hết sức hoang mang và bức xúc”.

Được biết, ĐH Hoa Sen đã chọn năm tài chính từ ngày 1/10 và kết thúc vào 30/9 hàng năm. Xét theo niên độ tài chính này thì đến, tháng 2/2016, các thành viên HĐQT đã phải nhận được báo cáo tài chính của ĐH Hoa Sen để xem xét, trước khi đến thời hạn cuối cùng theo quy định của Luật chứng khoán để công bố định kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế cho đến thời điểm hiện tại, ông Đức và các thành viên khác vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào.

Bà Phạm Thị Thủy, một thành viên HĐQT ĐH Hoa Sen cũng cho biết bản thân bà cũng không được cung cấp thông tin định kỳ về hoạt động của trường. Bên cạnh đó, các cổ đông sở hữu trên 10% tổng số vốn góp của ĐHHS đã nhiều lần yêu cầu Ban lãnh đạo ĐHHS cung cấp báo cáo tài chính quy định của pháp luật. Tuy nhiên, lãnh đạo đương nhiệm ĐHHS đã từ chối không thực hiện yêu cầu hợp pháp và chính đáng này. Bà thủy cũng đặt sự nghi vấn “Điều ngạc nhiên, nếu ban điều hành đương nhiệm ĐHHS thực sự minh bạch về tài chính, thì tại sao lại phải từ chối yêu cầu chính đáng này?”

Đặc biệt trong hai năm vừa qua, Ban điều hành đương nhiệm ĐH Hoa Sen đã bất chấp quy chế tổ chức và hoạt động trường ĐHHS đã ban hành và quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, tự đưa ra mức tạm ứng cổ tức 7.8%/ năm mà không hề xin ý kiến cổ đông. Bà Phạm Thị Thủy, thành viên HĐQT bức xúc: “Bà Bùi Trân Phượng và ông Trần Văn Tạo đã tự ý đưa ra mức cổ tức 7% mà không hề thông qua HĐQT và cổ đông. Họ tự phong là trường hoạt động không vì lợi nhuận nên cố tình áp đặt mức cổ tức như vậy, đây là hành vi chiếm đoạt quyền của các nhà đầu tư đã được luật pháp công nhận và bảo hộ”. ĐH Hoa Sen có phải là ĐH không vì lợi nhuận? Các cơ quan chức năng như UBND Tp.HCM, Bộ GD&ĐT và mới nhất là Văn phòng Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản khẳng định “ĐH Hoa Sen là Đại học tư thục” và yêu cầu “ĐH Hoa Sen cần tuân thủ quy định luật pháp vì trường không phải là trường hoạt động không vì lợi nhuận”.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, được biết ngoài các cổ đông là nhà đầu tư lớn thì nhiều giảng viên của nhà trường đồng thời cũng là cổ đông góp vốn theo sự kêu gọi huy động vốn cổ phần năm 2006. Hiện tại, do đang là nhân viên làm viêc dưới sự quản lý của Ban điều hành đương nhiệm nên họ không dám phản kháng dù quyền lợi hợp pháp của mình đang bi tước đoạt trắng trợn.

Còn ai dám đầu tư vào lĩnh vực giáo dục?

Với chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục năm 2005, Nhà Nước đã kêu gọi tư nhân đầu tư giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Theo Luật giáo dục Đại học và Luật giáo dục nghề nghiệp, Nhà nước cũng ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ cũng đã khẳng định, để tiến đến một hệ thống đại học mở cần mở cửa cho đầu tư tư nhân, thừa nhận dịch vụ giáo dục là một sản phẩm thị trường. Tiến trình đó rất cần thiết để hệ thống giáo dục đại học của một quốc gia – bao gồm phần do Nhà nước đảm trách và phần đầu tư tư nhân – có thể cung ứng đầy đủ dịch vụ giáo dục, đào tạo, phục vụ yêu cầu học tập đa dạng của người dân.

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế việc quyền lợi nhà đầu tư giáo dục tại ĐH Hoa Sen đang bị tước đoạt và không được tôn trọng cũng như bảo vệ chính đáng thì trong tương lai e rằng sẽ có hàng loạt nhà đầu tư tháo chạy khỏi lĩnh vực giáo dục.

Vũ Minh

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   VNH: Thông báo Biên bản ĐHĐCĐ thường niên 2016 lần 1 và Nghị quyết HĐQT (19/04/2016)

>   DNW: Nghị quyết ĐHĐCĐ 2016 (19/04/2016)

>   RIC: BCTC quý 1 năm 2016 (19/04/2016)

>   VIG: Báo cáo thường niên 2015 (19/04/2016)

>   HBS: Báo cáo thường niên 2015 (19/04/2016)

>   VNH: Thông báo Biên bản ĐHĐCĐ thường niên 2016 lần 1 và NGhị quyết HĐQT (19/04/2016)

>   BDW: Mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 (19/04/2016)

>   VSA: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 (19/04/2016)

>   SGT: Nghị quyết HĐQT về việc gia hạn thời gian họp ĐHĐCĐ thường niên 2016 (19/04/2016)

>   Báo cáo thường niên năm 2015 (19/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật