Thứ Sáu, 22/04/2016 10:36

Thị trường lao động Mỹ tốt nhất 43 năm: Niềm vui có kéo dài?

Giới chủ doanh nghiệp Mỹ đang rất lạc quan về triển vọng kinh doanh...

 

Tổng số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ tính đến hiện tại là 2,14 triệu, thấp nhất tính từ tháng 11/2000 - Ảnh: Bloomberg.

Số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất trong 43 năm, theo tin từ Reuters.

Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ công bố số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 16/4 giảm 6 nghìn, xuống còn 247 nghìn người. Đây là con số thấp nhất tính từ tuần kết thúc ngày 24/11/1973.

Con số này cho thấy, giới chủ doanh nghiệp Mỹ đang rất lạc quan về triển vọng kinh doanh.

“Số lượng người xin nhận trợ cấp thất nghiệp là một chỉ báo rõ ràng nhất về sức khỏe của nền kinh tế. Chúng tôi cho rằng thị trường lao động sẽ vẫn tiếp tục duy trì xu thế tăng trưởng tốt”, ông Mike Englund, chuyên gia kinh tế trưởng tại tổ chức Action Economics, nhận xét.

Tổng số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ tính đến hiện tại là 2,14 triệu, cũng là thấp nhất tính từ tháng 11/2000.

Đồng thời, số người nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ cũng đã ở dưới mức 300 nghìn - mức của một thị trường lao động tăng trưởng tốt - đến tuần thứ 59 liên tiếp, khoảng thời gian dài nhất cũng tính từ năm 1973.

Lượng người nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu thấp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang đẩy mạnh tuyển dụng. Cho dù trong bối cảnh hiện tại, không phải doanh nghiệp Mỹ nào cũng đang kinh doanh thuận lợi.

Tập đoàn công nghệ Intel mới đây đã công bố kế hoạch sa thải khoảng 12 nghìn nhân viên bởi hoạt động kinh doanh trên thị trường máy tính cá nhân ngày một khó khăn, và hãng muốn chuyển hướng sang phát triển các thiết bị lưu trữ dữ liệu và kết nối Internet.

12 nghìn nhân viên tương đương với 10% tổng số nhân viên của Intel. Đây là đợt cắt giảm nhân sự mạnh tay nhất của Intel tính từ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009.

Trong lĩnh vực công nghệ, tập đoàn mẹ Alphabet của Google cũng thông báo doanh thu quý 1 giảm đến 23% so với cùng kỳ, lợi nhuận vì thế khiến giới chuyên gia thất vọng. Alphabet hiện đang chịu thua lỗ với nhiều mảng kinh doanh mới.

Riêng với Google, doanh thu quảng cáo của công cụ tìm kiếm này tăng 16% lên 18,2 tỷ USD, tuy nhiên mức phí mà Google phải trả cho các đối tác quảng cáo tăng 13% lên 3,8 tỷ USD.

Mùa công bố kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ đã bắt đầu được vài tuần, 4 ngân hàng lớn nhất của Mỹ đều thông báo lợi nhuận giảm mạnh. Không ít chuyên gia dự báo ngành ngân hàng Mỹ chuẩn bị chứng kiến làn sóng sa thải mới.

Trong lĩnh vực bán lẻ, tập đoàn Sears Holdings công bố sẽ đóng cửa gần 80 cửa hàng trên khắp nước Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay sau khi kết quả kinh doanh 2 quý gần nhất liên tiếp phát đi tín hiệu tiêu cực.

Kiều Minh

vneconomy

Các tin tức khác

>   Sản lượng thép của Nhật giảm xuống mức thấp nhất 6 tài khóa (21/04/2016)

>   Nhiều nước tố thép rẻ Trung Quốc bóp méo thị trường (21/04/2016)

>   Saudi Arabia sẽ vay 10 tỷ USD để bù đắp thâm hụt ngân sách (20/04/2016)

>   Bán lẻ Hồng Kông “gặp hạn” vì khách Trung Quốc sụt giảm (20/04/2016)

>   Trung Quốc mở rộng quy định cấm người nhà của quan chức kinh doanh (20/04/2016)

>   Đông trùng hạ thảo, “cứu tinh” của Tây Tạng (20/04/2016)

>   Đàm phán tháo gỡ khủng hoảng dư thừa thép: Kết thúc thất bại (19/04/2016)

>   Nga có thể nâng sản lượng dầu 2016 (19/04/2016)

>   Tập đoàn Trung Quốc quyết mua công ty gia súc lớn của Úc (19/04/2016)

>   Trung Quốc xả nước để chứng tỏ "quyền lực môi trường"? (18/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật