Thứ Hai, 04/04/2016 15:53

Nỗi buồn của “họ” Ocean hậu kiểm toán

Phần lớn lãi ròng “bốc hơi” hay lỗ ròng tăng mạnh đang trở thành kịch bản chung cho các doanh nghiệp “họ” Ocean sau khi công bố BCTC kiểm toán 2015.

Mới đây, các công ty “họ Ocean” bao gồm CTCP Tập đoàn Đại Dương – Oceangroup (HOSE: OGC), CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương - Ocean Hospitality (HNX: OCH) và CTCK Đại Dương - Ocean Securities (OCS) đã công bố BCTC kiểm toán năm 2015. Trong khi OGC và OCH đều có chung kịch bản là doanh thu thuần sau kiểm toán tăng nhưng lãi ròng “bốc hơi” thì câu chuyện tại OCS là mức lỗ ròng sau kiểm toán gấp gần 2 lần so với trước.

Lận đận vì dự phòng

Theo BCTC công ty mẹ sau kiểm toán năm 2015, doanh thu thuần công ty mẹ OGC năm 2015 gần 145.5 tỷ đồng, tăng nhẹ so với trước kiểm toán, doanh thu tài chính giữ nguyên ở mức hơn 1,642 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới gần 907 tỷ đồng, tăng hơn 742 tỷ đồng so với trước kiểm toán, nguyên nhân là khoản trích lập chi phí dự phòng kéo lãi ròng OGC chỉ còn gần 714 tỷ đồng, giảm cả 591 tỷ so với trước kiểm toán.

Đối với OCH, kết quả doanh thu và lãi gộp sau kiểm toán không có nhiều khác biệt, ghi nhận lần lượt gần 729 tỷ đồng và 323 tỷ đồng. Tuy nhiên hoạt động tài chính lại chênh lệch khá lớn với doanh thu chỉ còn 179 tỷ đồng, giảm 11% so với báo cáo tự lập; trong khi chi phí tài chính lại tăng đến 67% khi đạt xấp xỉ 100 tỷ đồng, chủ yếu với chi phí lãi vay chiếm gần 84 tỷ đồng và thêm khoản lỗ từ hoạt động đầu tư gần 18 tỷ đồng. Theo đó lãi ròng hợp nhất năm 2015 chỉ còn hơn 26 tỷ đồng, giảm gần 51 tỷ đồng, hay 66% so với trước kiểm toán, lỗ lũy kế đến cuối năm 2015 còn gần 880 tỷ đồng.

Tình cảnh của OCS bết bát hơn khi mức lỗ ròng năm 2015 tăng từ 47 tỷ lên 91 tỷ sau kiểm toán. Nguyên nhân lớn nhất đến từ khoản trích lập dự phòng trong năm gần 96 tỷ đồng, khiến chi phí quản lý doanh nghiệp gấp 5 lần cùng kỳ khi ghi nhận gần 115 tỷ đồng.

Ngoài vấn đề lãi ròng “bốc hơi”, đơn vị kiểm toán BCTC năm 2015 của cả OGC, OCH và OCS đều nêu ra hàng loạt các ý kiến về các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn. Đối với OGC là khả năng thu hồi các khoản phải thu có tổng giá trị gần 781 tỷ đồng, trong khi với OCH là gần 540 tỷ đồng. Đối với OCS, kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với việc chưa thu thập được bằng chứng về cơ sở trích lập dự phòng khoản phải thu ngắn hạn khó đòi về giao dịch ký quỹ và tiền đặt cọc-tiền lãi theo hợp đồng dịch vụ với số tiền hơn 43 tỷ đồng.

Cho tới lận đận về hoạt động kinh doanh

Doanh thu thuần công ty mẹ của OGC trong năm 2015 chỉ đạt gần 145 tỷ đồng, giảm 84% thực hiện năm 2014 (891 tỷ đồng), thực tế phần lợi nhuận trong năm 2015 của Công ty chỉ đến từ doanh thu tài chính liên quan đến hoạt động bán tài sản. Trước đó, trong quý 3/2015 OGC đã thực hiện chia tách CTCP Đại dương Thăng Long – đơn vị sở hữu dự án nằm trên khu đất vàng vành khăn (lô HH) trên đường Trần Duy Hưng (Hà Nội) - thành hai công ty gồm CTCP Đại dương Thăng Long và CTCP Ngôi Sao Xanh, đồng thời chuyển nhượng toàn bộ 68.2% vốn, tương đương 41.6 triệu cổ phần của OGC tại CTCP Ngôi Sao Xanh (Blue Star) cho CTCP Vincom Retail. Nhờ khoản lãi đầu tư cổ phần từ thương vụ này ghi nhận gần 1,687 tỷ giúp lãi sau thuế quý 3/2015 của OGC lên 1,455 tỷ đồng, gấp 15 lần cùng kỳ năm trước.

Nếu không có thương vụ chuyển nhượng này, cùng với con số trích lập dự phòng “khủng” theo BCTC sau kiểm toán, kết quả cuối năm 2015 của OGC có lẽ không kém cạnh con số lỗ gần 2,240 tỷ đồng của năm 2014.

Trong khi đó, mặc dù hoạt động của OCH vẫn đang duy trì ổn định so với năm 2014 với doanh thu và lãi gộp lần lượt 729 tỷ và 323 tỷ đồng, không chênh là bao so với cùng kỳ nhưng công ty con của OCH bắt đầu thu hẹp dần. OCH hiện đang có 7 công ty con, trong đó giá trị lớn nhất là CTCP Bánh Givral với giá gốc khoản đầu tư tính đến 31/12/2015 là 323.4 tỷ đồng, đây là công ty vận hành chuỗi cửa hàng Givral Café và Givral Bakery. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của người viết, mới đây 2 trong số 6 đơn vị thuộc hệ thống Givral Café tại Hà Nội thuộc 2 địa chỉ là 35 Tràng Tiền, phường Tràng Tiền và 170 Ngọc Khánh, Giảng Võ đã đóng cửa và trả mặt bằng.

Danh sách hệ thống Givral Cafe.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của OCS cũng sụt giảm mạnh so với trước với doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán chỉ còn gần 73.5 tỷ đồng, tương đương 34% thực hiện năm 2014.

Ngoài ra, cũng cần chú ý là mặc dù đều lãi trong năm 2015 nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của OGC, OCH đều âm. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của OGC âm hơn 1,115 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm 2014 (âm gần 543 tỷ đồng); của OCH âm hơn 144 tỷ đồng (cùng kỳ ghi nhận dòng tiền dương hơn 46 tỷ đồng); OCS cũng âm gần 278 tỷ đồng, trái ngược hoàn toàn với dòng tiền dương 289.5 tỷ đồng ghi nhận trong năm 2014./.

Các tin tức khác

>   Báo cáo thường niên năm 2015 (04/04/2016)

>   CJC: Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 (04/04/2016)

>   BPC: Tài liệu tổ chức ĐHĐCĐ 2016 (04/04/2016)

>   AAA: Nghị quyết Hội đồng quản trị về danh sách và tiêu chuẩn người lao động tham gia chương trình phát hành cổ phiếu cho CBCNV. (04/04/2016)

>   TDN: Đính chính Báo cáo tài chính năm 2015 (04/04/2016)

>   TDW: Thông báo mời họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 (04/04/2016)

>   HCT: Báo cáo thường niên 2015 (04/04/2016)

>   CTA: Thông báo mời họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 (04/04/2016)

>   RCL: Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 (04/04/2016)

>   NBP: Báo cáo tài chính năm 2015 (04/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật