Thứ Sáu, 01/04/2016 11:52

“Ngừng cho vay ngoại tệ sẽ tác động tích cực đến tín dụng VND”

Theo quy định Thông tư 24, kể từ 31-3, các ngân hàng không còn được cho vay ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước.

Trước thông tin này, các DN đã tỏ ra lo lắng vì vay tiền đồng lãi suất sẽ cao hơn so với vay ngoại tệ. Do vậy sẽ làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến hoạt động.

Tuy nhiên trả lời về vấn đề này, vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Bùi Quốc Dũng cho biết việc ngừng cho vay ngoại tệ với nhóm đối tượng này không có tác động nhiều vì thực ra họ không có nhu cầu sử dụng ngoại tệ. Họ chỉ vay ngoại tệ để bán ra lấy tiền đồng sử dụng trong nước nhằm mục tiêu hưởng lãi suất thấp.

“Trước đây có quy định cho vay ngoại tệ là vì trong giai đoạn trước khi nền kinh tế còn tăng trưởng thấp, cầu về thị trường thấp nên để cần chính sách nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế tăng trưởng tốt, cầu tín dụng tăng trưởng trở lại, cầu về ngoại tệ cũng tăng cao. Nên trong lộ trình chống đô la hóa, cần chuyển dần từ quan hệ vay mượn sang quan hệ mua bán. Cho nên đối tượng cần thu hẹp lại, chỉ phục vụ đúng đối tượng cần ngoại tệ thôi”, ông Dũng cho biết.

Cũng theo ông Dũng, một lý do khác là hiện nay vay ngoại tệ không được lợi như giai đoạn trước vì muốn hưởng chênh lệch lãi suất thì bản thân chênh lệch lãi suất phải lớn hơn nhiều so với kỳ vọng về điều chỉnh tỉ giá.

Nhưng trong bối cảnh kinh tế phục hồi, cầu về ngoại tệ tăng lên, kỳ vọng về điều chỉnh tỉ giá cũng phải lớn hơn. Do đó cái lợi cho doanh nghiệp hưởng chênh lệch lãi suất không còn nhiều. Số liệu thống kê của NHNN cho thấy nhóm đối tượng vay như thế này hiện không còn nhiều.

Hơn nữa, việc dừng cho vay ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước sẽ góp phần ổn định thị trường ngoại hối, qua đó cũng tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng VND.

Về việc chọn thời điểm 31-3, NHNN cho biết đã cân nhắc rất kỹ yếu tố mùa vụ nhằm giảm thiểu tác động đến thị trường ngoại hối. Vì nếu kết thúc việc cho vay ngoại tệ với nhóm đối tượng trên vào 31-12-2015, tất cả những đối tượng vay này sẽ phải tất toán, dẫn đến tình trạng những doanh nghiệp đang vay ngoại tệ sẽ phải chạy ra thị trường mua ngoại tệ để thanh toán. Trong khi thời điểm cuối năm thường căng thẳng về cung cầu ngoại tệ, rất dễ kéo theo mất cân đối cung - cầu.

Lùi thời điểm đến 31-3, doanh nghiệp sẽ chủ động lựa chọn thời điểm, từ đó có thể mua được ngoại tệ giá thấp hơn. Thời điểm này cung cầu ngoại tệ cũng ở trạng thái tốt nhất, tỉ giá thấp. Về yếu tố vĩ mô cũng giúp cho yếu tố cung cầu ít bị tác động nhất, nên sẽ ít tác động đến thị trường ngoại hối.

A.H

tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Giám đốc lập khống hồ sơ chiếm đoạt hơn 30 tỷ đồng của ngân hàng (01/04/2016)

>   Vàng SJC và tỷ giá trung tâm cùng giảm trong ngày đầu tháng Tư (01/04/2016)

>   DSN: VietABank bán "chui" gần 1 triệu cp (01/04/2016)

>   Thông tư 24: Khách hàng có nhu cầu ngoại tệ chính đáng vẫn được vay (31/03/2016)

>   Gói 30,000 tỷ tiếp tục được ưu đãi đến khi giải ngân hết (31/03/2016)

>   Lãi vay 'cắt cổ' bóc lột người nghèo (31/03/2016)

>   Ngân hàng Liên Việt nuôi mộng lãi năm 2016 gấp đôi, đạt 915 tỷ (31/03/2016)

>   Techcombank: Chồng thành viên Ban kiểm soát Bùi Thị Hồng Mai đã mua 5,790 cp (31/03/2016)

>   ADB: “Lãi suất cho vay có thể chịu áp lực tăng năm 2016” (31/03/2016)

>   EIB: Thông báo Nghị quyết số 99 về giao dịch giữa EIB và MinatoBank (30/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật