Thứ Sáu, 15/04/2016 16:13

DN Hàn Quốc rót 500 tỷ Won mua đứt tòa nhà Keangnam

Tại cuộc họp HĐQT mới đây, Công ty Chứng khoán MiraeAsset (Hàn Quốc) đã quyết định ‘bắt tay’ với tập đoàn AON BGN rót tổng cộng 500 tỷ Won vào Keangnam Landmark 72.


Tòa nhà Keangnam Landmark Tower

Trong đó, Mirae Asset sẽ dùng 300 tỷ Won để mua lại các khoản nợ cao cấp và 100 tỷ Won mua trái phiếu chuyển đổi của tòa tháp. AON BNG sẽ góp 100 tỷ Won còn lại vào thương vụ thâu tóm.

Đây là khoản đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Mirae Asset. Vào tháng 9 năm ngoái, Mirae Asset đã lên kế hoạch giải ngân 1.200 tỷ won (1,05 tỷ USD) để đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.

Tại Việt Nam, Mirae Asset đã nhận chuyển nhượng 100% vốn tại Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Wealth Management vào tháng 11/2015. Mới đây, công ty này đã được tăng vốn từ 300 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng.

Với độ cao 350 mét (kể cả tháp ăng ten), Keangnam là tòa nhà cao nhất Việt Nam, và cao thứ 17 thế giới khi hoàn thành vào năm 2011.

Ngoài 2 tòa tháp căn hộ cao 48 tầng đã bán hết, dự án còn có khối đế 5 tầng làm trung tâm thương mại và tòa nhà 72 tầng Landmark 72 được sử dụng làm văn phòng cho thuê (tầng 12-46), căn hộ dịch vụ cho thuê (tầng 48-60), khu khách sạn (62-70) và đài quan sát.

Những ai thường xuyên lui tới tòa nhà Landmark 72 có thể lầm tưởng khu khách sạn tại tòa nhà Landmark 72 đã đi vào hoạt động. Nhưng không phải vậy.

Hạng mục được gắn biển khách sạn Calidas thực chất là khu căn hộ dịch vụ cho thuê với tổng số 378 căn hộ loại 1-3 phòng ngủ do Chestnut quản lý. Phần lớn các căn hộ tại đây được cho thuê dưới hình thức dài hạn, nhưng khách hàng vẫn có thể thuê theo ngày giống như thuê khách sạn. Còn khu khách sạn có 359 phòng nằm từ tầng 62-70 vẫn chưa mở cửa mặc dù tòa nhà đã hoạt động được 4 năm.

Ngay từ lúc chào bán căn hộ, chủ đầu tư đã đặt biển hiệu quảng bá khách sạn này dưới thương hiệu InterContinental. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chủ đầu tư và công ty quản lý IHG có thời gian trục trặc khi nhân sự của IHG lần lượt rút đi, khiến cho việc khai trương bị trì hoãn liên tục và cho đến tận bây giờ khách sạn vẫn chưa mở cửa được. Vì thế, trong suốt một thời gian dài, chủ đầu tư đã không có doanh thu từ việc kinh doanh khách sạn cao nhất cả nước.

Cùng với sự sa sút kinh doanh và những bê bối liên quan đến nghi án hối lộ ở Hàn Quốc, Keangnam đã buộc phải rao bán dự án ở Việt Nam mong thoát khỏi gánh nặng nợ nần.

Để xây dựng dự án tại Việt Nam, Keangnam Enterprises được cho là đã vay nợ của 5 ngân hàng Hàn Quốc khoảng 510 triệu USD.

Linh Nhi

dđdn

Các tin tức khác

>   Gần 2000 tỷ đồng đầu tư xây cầu Cửa Hội theo hình thức PPP (15/04/2016)

>   Fideco: Quý 1 lỗ 2.2 tỷ, đầu tư tài chính tăng vọt gần 200 tỷ (17/04/2016)

>   Thông tin khởi công hầm chui vượt sông Hàn là không chính xác! (15/04/2016)

>   Nam Long: Kế hoạch 2016 bán 3,190 sản phẩm, lãi tăng trưởng 75% (15/04/2016)

>   Thái Nguyên điều chỉnh quy hoạch KCN Yên Bình II giảm hơn 39 ha (15/04/2016)

>   Năm 2016, TPHCM sẽ thu hồi hơn 100 ha đất dự án (15/04/2016)

>   Hà Nội: Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 2016 huyện Chương Mỹ (15/04/2016)

>   Sacomreal: Kế hoạch chuyển sàn, huy động thêm 217- 434 tỷ đồng (15/04/2016)

>   Đình chỉ thi công chung cư cao cấp xây “lụi” 7 tầng quá chậm (15/04/2016)

>   Vinhomes Riverside ra mắt “Biệt thự Phố Tây” Hoa Sữa Aroma (14/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật