Thứ Sáu, 01/04/2016 18:00

Chứng khoán Tuần 28/03 - 01/04: Tháo hàng mạnh!

Áp lực tháo hàng diễn ra trên diện rộng và kéo các chỉ thị trường lùi sâu trong tuần qua. Dù khối ngoại đã hoạt động tích cực hơn nhưng cũng không đủ để nâng đỡ thị trường. Điểm tiêu cực nhất đó là thanh khoản thị trường đã bắt đầu sụt giảm trở lại.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 28/03- 01/04/2016

Giao dịch: Tháo hàng mạnh. Các chỉ số thị trường giảm điểm mạnh trong tuần qua. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần giảm 2.39% đứng tại 558.43 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần giảm 1.58% đang dừng ở 78.47 điểm.

Thanh khoản thị trường bắt đầu sụt giảm. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 125.6 triệu đơn vị/phiên giảm 6.1% so với tuần giao dịch trước; trên sàn HNX đạt hơn 42 triệu cổ phiếu/phiên giảm mạnh 15.7%.

Thị trường đã khởi đầu tuần giao dịch với sắc xanh hiện diện trên các chỉ số. Các cổ phiếu lớn và Bluechip vẫn đóng vai trò quan trọng cho phiên hồi phục này nhưng điểm nhấn lại thuộc về nhóm cổ phiếu đầu cơ có thị giá thấp. Theo đó, đà tăng mạnh đã lan rộng ra nhiều cổ phiếu trong nhóm như KSS, KSA, MHC, DAG, BGM, VHG, TLH, PTC, TCR, VSI, LSS

Dù các chỉ số thị trường hồi phục nhưng tín hiệu quan trọng nhất là khối lượng lại không cải thiện mà tiếp tục sụt giảm đặc biệt là giao dịch ở nhóm cổ phiếu Bluechip. Do đó, không quá khó hiểu khi tâm lý e ngại tiếp tục dâng cao ở giới đầu tư và thúc đẩy hoạt động tháo hàng diễn ra trong các phiên tiếp theo. Nhóm cổ phiếu Large Cap và Bluechip vẫn là tác nhân chính khiến các chỉ số thị trường lùi sâu. Hoạt động bán tháo xuất hiện ở những cổ phiếu đã tăng mạnh trong những tuần gần đây ở cả Bluechip và đầu cơ như DCL, BTP, CLC, LHG, BGM, LCM, KSS, HAR, IJC, KMR, KSH, KSS, LCM, MCG, NVT, PPI, PXL

Phiên cuối tuần, áp lực xả hàng có phần co lại giúp thu hẹp đà giảm của các chỉ số thị trường. Tuy vậy, diễn biến thị trường không nhiều thay đổi khi giao dịch tiếp tục diễn ra trầm lắng

Nhà đầu tư nước ngoài: mua ròng gần 416 tỷ đồng trên cả hai sàn (đã loại bỏ giao dịch thoả thuận đột biến). Trong đó, họ bán ròng trên HOSE với 46 tỷ đồng, tuy nhiên loại bỏ giao dịch thoả thuận đột biến thì mua ròng gần 353 tỷ đồng và mua ròng trên HNX với gần 63 tỷ đồng. Du mua ròng mạnh nhưng giao dịch của khối ngoại không tạo được ảnh hưởng tích cực lên thị trường.

Trên HOSE, lực bán ròng tập trung mạnh nhất là ở VIC với 293 tỷ đồng và EVE với gần 106 tỷ đồng chủ yếu thông qua giao dịch thoả thuận, tiếp theo là HVG với 19 tỷ đồng, HSG với 18.5 tỷ, DPM với 18.4 tỷ đồng… Về phía mua ròng là các mã như SSI với gần 56 tỷ đồng, tiếp theo là CII với 47 tỷ, HPG với 41.5 tỷ đồng...

Trên sàn HNX, giá trị mua ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở SCR với 7.2 tỷ đồng, IVS với 6.2 tỷ đồng và KLS với gần 5 tỷ đồng; Ngược lại bán ròng chủ yếu ở BCCAAA với 2.9 tỷ và 2.4 tỷ đồng.

Cổ phiếu đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh đáng chú ý trên sàn HOSE là VPH với 19.8%, TLH với 13.8%, trên sàn HNX là NDF với 23.53%.

VPH tăng 19.8%. VPH tăng mạnh trong tuần qua khi tiếp tục đón nhận thông tin tích cực. Theo đó, lợi nhuận năm 2015 đầy ấn tượng của VPH đã tăng thêm 15 tỷ đồng sau kiểm toán và đạt gần 109 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ đạt vỏn vẹn 2.9 tỷ đồng.

TLH tăng 13.8%. TLH tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng bắt nguồn từ việc giá thép hồi phục tích cực. Đà hồi phục của giá thép đến từ (1) sự hồi phục của giá thép thế giới (2) bên cạnh đó, quyết định áp thuế tự vệ tạm thời của Bộ Công thương cũng góp phần thúc đẩy giá thép trong nước hồi phục mạnh.

NDF tăng 23.53%. NDF tăng mạnh trong tuần qua khi không xuất hiện thông tin mới về HĐKD. Nhiều khả năng đà tăng của NDF đến từ việc dòng tiền đầu cơ liên tục đổ vào các cổ phiếu có thị giá nhỏ trong tuần qua. Đáng chú ý, hoạt động chốt lời ở NDF cũng đã bắt đầu diễn ra khi cổ phiếu này giảm sàn trong phiên cuối tuần.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là TSC với 22.58%, BCG với 21.11%, LDG với 17%; trên HNX là KLS giảm 17.58%.

TSC giảm 22.58% BCG giảm 21.11%. TSC và BCG tiếp tục chuỗi giảm điểm mạnh của mình trong tuần qua khi không có thông tin mới. Điểm tích cực cho BCG đó là dòng tiền bắt đáy đã hoạt động tích cực ở cổ phiếu này trong phiên cuối tuần.

LDG giảm 17%. LDG giảm mạnh nhiều khả năng xuất phát từ việc CTCP Xây dựng Long Kim Phát đăng ký bán hơn 3.5 triệu cổ phiếu LDG từ 29/03 đến 23/04.

KLS giảm 17.58%. KLS bị bán mạnh khi không có thông tin mới trong tuần qua. Nhiều khả năng KLS giảm mạnh có thể xuất phát từ việc nhà đầu tư đẩy mạnh chốt lời ở cổ phiếu này sau khi đã tăng khá tốt trong những tuần trước.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

 

 

 

 

 

 

 

Các tin tức khác
Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật