Thứ Hai, 25/04/2016 19:53

Chuyển động cổ phiếu tuần 18-22/04:

Chỉ còn AAA và LDG đột biến!

Không còn nhiều cổ phiếu có thanh khoản tăng gấp đôi, gấp ba như những tuần giao dịch trước đó, trong tuần giao dịch từ 18-22/04, chỉ có LDG và AAA là cổ phiếu có thanh khoản tăng hơn 100%.

Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số VN-Index chính thức chinh phục thành công mốc 580 sau nhiều lần thất bại khi tăng 2.18%, đóng cửa tại 592.48 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần tăng 0.85%, dừng ở 80.94 điểm.

Xét về yếu tố thanh khoản, diễn biến tích cực chỉ diễn ra vào 2 phiên cuối nên tính chung cho cả tuần thì dòng tiền vẫn sụt giảm so với tuần giao dịch trước đó. Khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 116 triệu đơn vị/phiên, giảm 8% so với tuần giao dịch trước; sàn HNX đạt hơn 41.3 triệu cổ phiếu/phiên giảm 9%.

Thanh khoản chung sụt giảm nên cũng không có nhiều đột biến diễn ra ở từng trường hợp cụ thể nào. Nhóm cổ phiếu cơ bản tốt vẫn điểm đến của dòng tiền tuần qua, với VNM, BVH, GAS, DCL, CTD, MBB, BHS

Ở chiều ngược lại, nhóm giảm thanh khoản có sự đóng góp của bộ đội HAG và HNG. Bên cạnh đó nhiều cổ phiếu bất động sản cũng chịu chung số phận như KDH, PTL, QCG, TDH, LHG, VPH, CTI

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

 

Tương tự trên HNX, dòng tiền tăng mạnh tại nhiều mã cơ bản như AAA, TNG, HUT, PDB, NDN, HAD, MBG, PGS, CEO… và rời bỏ nhiều mã trong ngành chứng khoán như VIX, SHS, KLS, IVS, WSS, BVS. Riêng ông lớn VCG cũng giảm mạnh dòng tiền, từ trung bình gần 1.6 triệu đơn vị/phiên xuống còn 909,000 đơn vị/phiên.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HNX

 

Có thể thấy diễn diễn thanh khoản trong tuần qua trái ngược với diễn biến về điểm số của thị trường. Trong khi hai chỉ số bứt phá mạnh mẽ thì dòng tiền tỏ ra yếu thế.

Trong nhóm các cổ phiếu nói trên, hai cổ phiếu duy nhất có thanh khoản nhảy vọt lên hơn gấp đôi là LDG và AAA. Theo đó, LDG có thanh khoản tăng vọt từ 210,000 đơn vị/phiên lên mức trung bình gần 595,000 đơn vị/phiên. Tuy nhiên, giá cổ phiếu LDG lại không đồng thuận mà lại sụt giảm 3.5%.

Trong khoảng thời gian này, thông tin liên quan đến LDG chính là hàng loạt giao dịch thoái vốn từ cổ đông nội bộ, đặc biệt là Chủ tịch Lê Kỳ Phùng muốn bán hơn 4.7 triệu cp và cổ đông lớn khác có liên quan đến ông Phùng là Công ty Du Lịch Phú Lạc cũng đăng ký bán một nửa trong số hơn 12.5 triệu cp LDG đang nắm giữ.

Với trường hợp đại diện sàn HNX, cổ phiếu AAA không chỉ có thanh khoản tăng mạnh 141%, lên mức trung bình 647,000 đơn vị/phiên mà giá cũng bứt phá 9% để giao dịch tại mốc 18,400 đồng/cp, ghi nhận mức cao nhất trong hơn 5 năm qua kể từ tháng 10/2010.

Thông tin hỗ trợ tốt nhất của AAA chính là kết quả kinh doanh quý 1 khởi sắc rất nhiều. Cụ thể, Công ty ghi nhận 410 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng 38%. AAA cho biết đã phục hồi mạnh mẽ sau biến động giá dầu vào cuối năm 2014, qua đó nhận được nhiều đơn hàng làm doanh thu tăng mạnh. Lãi ròng cả năm ghi nhận 25.2 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với con số lỗ 11.2 tỷ cùng kỳ năm trước.

Được biết, kế hoạch kinh doanh năm 2016 của AAA gồm sản lượng sản xuất 53,000 tấn/năm; tổng doanh thu 2,100 tỷ đồng và lãi ròng hợp nhất 100 tỷ đồng. So với thực hiện năm 2015 gồm doanh thu thuần 1,614 tỷ đồng, lãi ròng 40 tỷ đồng thì kế hoạch 2016 tăng trưởng khá vượt bậc. Về phướng hướng hoạt động, AAA xác định sản phẩm tự hủy sẽ được các nước trên thế giới, đặc biệt là các thị trường lớn như Nhật Bản, Úc, EU, Mỹ... ưu chuộng. Theo đó, đây sẽ mặt hàng chủ lực của AAA trong năm này.

Nếu xét về giá trị tuyệt đối, FLC, BHS, VHG, HQC và HPG là 5 mã có thanh khoản cao nhất sàn HOSE, trong khi đó HNX thì có SCR, PVS, TVC, PVX và KLF.

Đối với giao dịch khối ngoại,mua ròng trên HOSE với 411 tỷ đồng và mua ròng trên HNX với hơn 64 tỷ đồng. Lực mua của khối ngoại phân bổ khá đều ở nhóm cổ phiếu bluechip và trụ cột và tạo ảnh hưởng mạnh mẽ lên chỉ số thị trường, đặc biệt là phiên giao dịch cuối tuần.Trên HOSE, lực mua ròng tập trung mạnh nhất là ở GAS với gần 118.8 tỷ đồng, tiếp theo là VCB với 118.2 tỷ, SSI với 80.5 tỷ đồng… Về phía bán ròng là các mã như CTD với 100.3 tỷ đồng; tiếp theo là CII với 62.5 tỷ đồng VNM với 47.6 tỷ đồng, VIC với 29.6 tỷ…Trên sàn HNX, giá trị mua ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở SCR với 22.5 tỷ đồng,PVS với 15.1 tỷ đồng và SHB với gần 7.6 tỷ đồng; ngược lại bán ròng chủ yếu ở NDN và HUT với 3.9 tỷ và 3.6 tỷ đồng.

Xét về cổ phiếu tăng giá mạnh trên sàn HOSE là HAS với 22.95%, DRH với 20.29%, trên sàn HNX là KTS với 39.18%.

 

Các tin tức khác

>   26/04: Bản tin 20 giờ qua (26/04/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 26/04 (26/04/2016)

>   ĐHĐCĐ SSI: Kế hoạch lãi 950 tỷ, tháng 12 sẽ hoàn tất thanh toán liên quan HNG (25/04/2016)

>   Thành lập Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh (25/04/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/04/2016: Giằng co mạnh (25/04/2016)

>   25/04: Bản tin đầu tuần (25/04/2016)

>   Kienlongbank đăng ký giao dịch trên UPCOM trong năm 2016 (23/04/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/04 (25/04/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/04/2016: RSI đang test lại MA10 phiên (22/04/2016)

>   22/04: Bản tin 20 giờ qua (22/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật