Thứ Hai, 28/03/2016 08:40

Vì sao nhà đầu tư vẫn đang đặt cược lớn vào vàng?

Thị trường chứng khoán có thể sớm trở lại quỹ đạo tăng điểm, nhưng nhà đầu tư vẫn đang dành nhiều tình cảm cho kim loại quý này, CNNMoney cho biết.

Theo Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch của Mỹ, đã có 13.4 tỷ USD được rót vào vàng suốt 11 tuần qua, một con số rất ấn tượng và đây cũng là mức rót ròng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2009 đến nay.

Vàng được xem là tài sản an toàn và nhu cầu dành cho kim loại này có khuynh hướng tăng khi mọi người lo lắng về nền kinh tế hay lo sợ lạm phát. Đầu năm nay, vàng đột ngột tăng mạnh khi xuất hiện mối lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu và “thị trường con gấu” trên các thị trường chứng khoán. Tính đến nay, vàng đã tăng 15% lên 1,221 USD/oz trong năm 2016, bỏ xa cả hai kênh đầu tư cổ phiếu lẫn trái phiếu.

Việc nhà đầu tư vẫn đặt cược lớn vào vàng là một điều thú vị vì thời gian qua các thị trường đã bình yên hơn rất nhiều. Nỗi sợ suy thoái đã dần rút lui và giá dầu cũng đã ngưng lao dốc. Hiện Dow Jones đã tăng khoảng 2,000 điểm so với mức đáy xác lập hôm 11/2 và gần đây đã khởi sắc trở lại trong năm 2016 .

Tất cả những yếu tố trên đều cho thấy một điều rằng “bất ổn về tương lai và lo ngại rằng một vài ‘điều ngạc nhiên không mấy thú vị’ có thể sắp xảy ra”, nhà phân tích Kevin Norrish của ngân hàng Barclays, viết trong một báo cáo gần đây.

Vậy “điều ngạc nhiên không mấy thú vị” khiến mọi người phải lo lắng ấy có thể là gì?

Nhiều nhà đầu tư tin rằng sự biến động sẽ quay trở lại trong năm nay khi Fed cố gắng tăng lãi suất. Những người khác thì lo ngại về các hậu quả không lường trước được liên quan tới việc áp dụng chính sách lãi suất âm của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu như ECB, BOJ và nhiều quốc gia khác.

Tuần này, Ngân hàng Bank of America cũng chỉ ra một rủi ro mới trên toàn cầu có thể giúp vàng củng cố thêm vị trí của mình, đó là “lạm phát đình trệ” - một sự kết hợp không mấy dễ chịu giữa đà tăng trưởng trì trệ, thất nghiệp và giá cả ngày càng tăng. Nước Mỹ từng phải hứng chịu một đợt “lạm phát đình trệ” trong thập niên 1970 khi lệnh cấm vận dầu từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) khiến giá năng lượng tăng vọt.

“Nhà đầu tư đã tập trung vào nguy cơ giảm phát nhưng có thể đã đánh giá chưa đúng tình hình lạm phát đang gia tăng,” Bank of America cho biết.

Phải thừa nhận rằng, “lạm phát đình trệ” có thể sẽ không xảy ra trong tương lai gần – lạm phát đang tăng nhưng vẫn ở mức rất thấp và ngay cả Bank of America cũng cho rằng nó không nằm trong kịch bản dự báo của mình.

Tuy nhiên, Bank of America cho rằng lạm phát đình trệ là một nguy cơ đang tăng cao. Họ cho rằng, trong các giai đoạn lạm phát đình trệ, tăng trưởng chậm và lạm phát cao sẽ khiến giá cổ phiếu lao dốc nhưng lại đẩy các kênh hàng hóa, mà đặc biệt là dầu và vàng, tăng mạnh.

Mặc dù giá vàng đã có một khởi đầu tuyệt vời trong năm 2016 nhưng Capital Economics tin rằng kim loại này vẫn còn nhiều cơ hội để tăng giá. Họ cho rằng vàng sẽ tăng thêm 10% trước khi kết thúc năm nay quanh mốc 1,350 USD/ounce./.

Các tin tức khác

>   Giá vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh so với phiên đầu tuần (25/03/2016)

>   Vàng ghi nhận tuần sụt giảm mạnh nhất trong năm 2016 (25/03/2016)

>   Vàng tiếp tục sụt mạnh, tỷ giá trung tâm tăng 21 đồng (24/03/2016)

>   Vàng sụt tiếp gần 25 USD/oz xuống thấp nhất 1 tháng (24/03/2016)

>   Giá vàng SJC giảm, trong khi đó tỷ giá trung tâm vẫn tăng (23/03/2016)

>   Vàng quay đầu tăng giá khi nhà đầu tư tìm về nơi trú ẩn (23/03/2016)

>   Thuế nào cho Vàng Bồng Miêu và Vàng Phước Sơn? (22/03/2016)

>   Giá vàng trong nước đi ngang (22/03/2016)

>   Vàng rớt mốc 1,250 USD/oz trước khả năng Fed nâng lãi suất vào tháng 4 (22/03/2016)

>   Tỷ giá trung tâm và giá vàng SJC cùng giảm phiên đầu tuần (21/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật