Thứ Tư, 23/03/2016 22:19

Tình trạng cung không đủ cầu trên thị trường BĐS sẽ diễn ra trong 5 năm tới

Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu của khách hàng và nguồn cung của thị trường bất động sản (BĐS) sẽ “gặp nhau” vào giai đoạn năm 2018 – 2019, sau đó nhu cầu của thị trường sẽ vượt quá nguồn cung và tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn vào giai đoạn năm 2021 – 2023.

* “Điểm rơi” của thị trường bất động sản đang diễn ra?

Khó sống với đầu cơ bất động sản

Soi tình trạng đầu cơ, kinh doanh thứ cấp bất động sản hiện nay

* Nguy cơ bong bóng bất động sản khi tiền ồ ạt chảy vào

Các ý kiến này được đưa ra tại buổi Hội thảo “Tìm kiếm nguồn vốn cho thị trường bất động sản năm 2016” tổ chức ngày 23/03.

Hội thảo “Tìm kiếm nguồn vốn cho thị trường bất động sản năm 2016” được tổ chức tại Hà Nội, sáng ngày 23/03.

Khi nói về chu kỳ phát triển của thị trường BĐS, PGS.TS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Kinh tế Quốc dân cho biết, khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ dẫn đến tăng cầu, tăng luồng thu nhập dẫn đến hệ quả là rủi ro đầu tư vào BĐS thấp, cầu đầu tư vào BĐS nhiều. Khi đó, tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng cao, dẫn đến cuộc chạy đua vào các dự án đầu tư mới, tăng các hoạt động huy động vốn và tăng việc giao dịch các sản phẩm chưa hoàn thành với chu kỳ 2 – 3 năm làm thủ tục.

Tuy vậy, việc đẩy mạnh đầu tư vào các dự án mới đến một giai đoạn nhất định, cung bất động sản sẽ vượt quá cầu. Theo đó, những người đầu cơ sẽ rút khỏi thị trường, ngừng tài trợ và thu hồi vốn. Thị trường BĐS khi đó sẽ bắt đầu suy thoái, ứ đọng nguồn vốn và bế tắc về tài chính.

Trong năm 2015, ông Cường cho rằng, thị trường BĐS trở nên sôi động do nhu cầu của thị trường tăng mạnh. Trong những năm tới, thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng, giải phóng tồn kho bất động sản nhưng không có khả năng tạo cơn sốt bởi khả năng tự cân bằng của thị trường. Đến giai đoạn 2021 – 2023, tình trạng cầu vượt cung có thể xảy ra do việc mở rộng các dự án chững lại và nhu cầu của khách hàng tăng mạnh.

Cùng quan điểm này, TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng, điểm cân bằng của thị trường sẽ xuất hiện trong 2 năm nữa, sau đó tình trạng cầu vượt cung sẽ diễn ra do việc thực hiện dự án mới sẽ trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn.

Tính cả tác động của TPP thì năm 2018 thị trường bất động sản sẽ cân bằng cung cầu. Nhưng từ năm 2019 trở đi, cầu bất động sản sẽ nhiều hơn cung” – TS Lê Xuân Nghĩa nhận định.

Lý giải vấn đề này, vị chuyên gia này cho rằng, với tác động của TPP, sẽ có khoảng 2.5 đến 3 triệu người từ nông thôn ra thành phố, cộng thêm hàng vạn kỹ sư, công nhân nước ngoài vào nên nhu cầu nhà ở sẽ rất lớn ở nhiều phân khúc. Trong khi đó, số lượng dự án cũ không còn nhiều, hoặc có dự án nhưng không được ngân hàng bảo lãnh trong khi số dự án mới cũng sẽ ít đi do đất đai đã bị co hẹp và tiềm lực tài chính của nhà đầu tư cũng hạn hẹp. Do vậy, số lượng nguồn cung bất động sản từ năm 2019 trở đi sẽ giảm dần trong khi cầu tăng lên. Theo dự báo, năm 2023 thị trường bất động sản sẽ tăng nóng, tuy nhiên, tính toán gần đây cho thấy, thị trường có thể nóng sớm hơn kể từ năm 2021./.

Các tin tức khác

>   Thủ tướng đồng ý chi 298,5 tỉ khôi phục khẩn cấp cầu Ghềnh (23/03/2016)

>   TPHCM: Chặt 12 cây xanh phục vụ thi công nhà ga Ba Son - Metro số 1 (23/03/2016)

>   KCN Tân Đức: Doanh nghiệp nước ngoài “chây ì” nợ phí cơ sở hạ tầng (23/03/2016)

>   Vingroup được bình chọn là chủ đầu tư BĐS uy tín nhất Việt Nam 2016 (23/03/2016)

>   NHNN sẽ xem xét gia hạn giải ngân tái cấp vốn gói 30,000 tỷ đồng (23/03/2016)

>   Cuối 2016, 4 tuyến đường chính Khu Thủ Thiêm có thể chạy xe (23/03/2016)

>   Thép trục lợi chính sách, người mua nhà lãnh đủ? (23/03/2016)

>   Tưng bừng khai trương căn hộ mẫu RichStar với ưu đãi hấp dẫn trong tháng 3 (23/03/2016)

>   Lãi suất gói 30.000 tỷ đồng: "Sao cứ đòi Nhà nước bao cấp mãi!" (22/03/2016)

>   Doanh nghiệp BĐS rất lạc quan về thị trường (22/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật