Thứ Năm, 03/03/2016 16:07

OPEC không giảm sản lượng dầu: Tất cả là vì châu Á?

  • Giá dầu thế giới đã nhảy vọt 30% chỉ trong chưa đầy 2 tuần
  • Hiện châu Á chính là mỏ vàng duy nhất của ngành công nghiệp dầu
  • Cuộc đua vào châu Á là trò chơi mới “có phần thưởng cao” trên thị trường dầu

Cuộc thảo luận về việc đóng băng sản lượng giữa các nhà sản xuất dầu lớn, dẫn đầu là A-rập Xê-út và Nga, và nhận được sự ủng hộ của Venezuela và Qatar, có thể đã giúp thị trường tìm được đáy của mình.

 

Tuy nhiên, hiện nguồn cung dầu thô trên thế giới vẫn còn vượt xa nhu cầu khoảng 1.5 triệu thùng/ngày. Con số này tương đương với sản lượng của Angola. Và Iran vẫn kiên quyết với quan điểm không đóng băng sản lượng sau 4 năm bị cấm vận.

Thậm chí trong số những nước sẵn sàng đóng băng sản lượng tại mức như trong tháng 01/2016, có nước vẫn chưa sẵn sàng đi xa hơn nữa và cắt giảm sản lượng. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu? Tất cả là do châu Á.

A-rập Xê-út và các nhà sản xuất lớn khác của Trung Đông, bao gồm Iraq, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Kuwait, cộng với Nga, đã dồn gần như toàn bộ nguồn lực vào việc phát triển hoạt động kinh doanh tại các nước mà nhu cầu dầu thô vẫn đang tăng cao.

Hiện tại, châu Á chính là mỏ vàng duy nhất của ngành công nghiệp dầu.

“Tính chung tất cả các nước châu Á, nhu cầu dầu hàng năm tăng khoảng 700,000 - 800,000 thùng/ngày, nhận định của Fereidun Fesharaki, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của FACTS Global Energy.

“Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1.3-1.4 triệu thùng/ngày, trong đó khoảng 60-70% đến từ châu Á”, ông cho biết.

Và không có gì ngạc nhiên khi chính 2 thị trường mới nổi lớn nhất, Trung Quốc và Ấn Độ, là 2 quốc gia thu hút được nhiều sự chú ý nhất.

Bất chấp những gì có thể hóa thành một đợt suy giảm kinh tế nghiêm trọng, Trung Quốc đã nhập khẩu kỷ lục 7.8 triệu thùng dầu/ngày vào tháng 12/2015, tương đương với tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 9%, theo nghiên cứu của OPEC. Tiếp theo là Ấn Độ với lượng nhập khẩu 4.2 triệu thùng dầu/ngày và khép lại năm 2015 với mức tăng 7%.

Kể từ thời điểm năm 1990 đến nay, tổng nhu cầu hàng ngày của 2 quốc gia này đã tăng gấp 3 lần và chiếm 16% tổng nhu cầu toàn cầu. Theo dự báo từ Sở giao dịch Hàng hóa Dubai (DME), từ đây đến năm 2040, nhu cầu của Ấn Độ và Trung Quốc có thể tăng gấp đôi.

Và chắc chắn UAE xem Ấn Độ là ưu tiên hàng đầu.

Thái tử Sheikh Mohammed bin Zayed al-Nahyan của Tiểu Vương quốc Abu Dhabi thuộc UAE, vừa kết thúc chuyến thăm cấp cao tới Ấn Độ để mở rộng mối quan hệ thương mại song phương hiện trị giá 60 tỷ USD/năm với trụ cột chính là năng lượng. Được biết, hiện tại nhu cầu dầu thô do Abu Dhabi sản xuất là chưa tới 300,000 thùng/ngày.

“Con số đó có thể cao hơn nhiều và có rất nhiều, rất nhiều lĩnh vực để khai thác trong ngành dầu mỏ”, nhận định của Ngoại trưởng UAE Anwar Gargash. Ông xem việc xây dựng kho dự trữ chiến lược, bán thêm dầu cho Ấn Độ và lọc thêm dầu thô thành xăng cũng như các sản phẩm khác, là các phương án để thúc đẩy nhu cầu.

Rủi ro lớn nhất đối với các nhà sản xuất dầu lớn đến từ đà tăng trưởng yếu kém hơn của nền kinh tế. Tốc độ giảm tốc của Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng và Nhật Bản nhận thấy nhu cầu dầu bắt đầu sụt giảm.

Tuy nhiên, điều đó không ngăn chặn các cường quốc năng lượng phát triển mối quan hệ chiến lược mới với Trung Quốc. Được biết, Saudi Arabia và Trung Quốc đã thành lập các nhà máy lọc dầu trên lãnh thổ của nhau và kể từ tháng 6/2014, khi phương Tây áp dụng các hình phạt đối với Nga do vấn đề Ukraina, Trung Quốc đã đạt được các điều khoản thuận lợi trong thỏa thuận dầu khí 30 năm với Moscow.

Cuộc đua tham gia vào thị trường châu Á là trò chơi mới “có phần thưởng cao” trên thị trường dầu./.

Các tin tức khác

>   Giá dầu đứt mạch tăng, giá khí tiếp tục xuống đáy (04/03/2016)

>   Dầu vọt 10%/tuần khi sản lượng tụt dốc (05/03/2016)

>   Nga sẵn sàng thảo luận cắt giảm sản lượng dầu (29/01/2016)

>   OPEC phủ nhận kế hoạch nhóm họp với Nga về khả năng cắt giảm sản lượng (29/01/2016)

>   Saudi Arabia đề xuất cắt giảm sản lượng mỗi nước 5% để hỗ trợ giá dầu (28/01/2016)

>   Chờ tin từ Nga, dầu vượt mốc 32 USD/thùng (28/01/2016)

>   Rộ tin đồn Nga "bắt tay" OPEC hạ sản lượng đưa giá dầu đi lên (27/01/2016)

>   Dầu nhảy vọt gần 4% trước kỳ vọng OPEC họp khẩn và hợp tác về giá (27/01/2016)

>   Dầu rẻ đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu (26/01/2016)

>   Dầu ngã nhào gần 6% và tích tắc rớt mốc 30 USD/thùng (26/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật