Thứ Ba, 15/03/2016 11:24

Khối ngoại ngóng doanh nghiệp nhà nước lên sàn

Ngày 10/03 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) phối hợp với Hiệp hội đầu tư tài chính Hàn Quốc (KOFIA) để tổ chức hội thảo “Thị trường vốn và triển vọng hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc”. Theo đó,  các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc tỏ ra rất quan tâm tới thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là các thông tin về quá trình cổ phần hóa của khối Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và những sản phẩm mới như chứng khoán phái sinh, quỹ hưu trí...

Theo thống kê của HOSE, trong năm 2015, số lượng nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đã tăng gần 19% so với 2014, lên đến 2,618 tổ chức. Các cá nhân cũng tăng 4.3% lên 15,209 người. Giá trị giao dịch hai chiều của nhóm nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 66,000 tỷ đồng, thay đổi không đáng kể so với 2014 nhưng tăng mạnh so với 2013.

Theo bà Trần Anh Đào – Phó TGĐ HOSE, đó là những tiền đề tốt, tuy nhiên mục tiêu thị trường là tạo ra nhiều cơ hội hơn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, nên cũng sẽ gặp cũng không ít thách thức. Chẳng hạn như thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải tăng quy mô thị trường cũng như quy mô niêm yết của doanh nghiệp; thực hiện tái cấu trúc thị trường mạnh mẽ hơn bằng cách rút gọn số lượng thành viên nhưng chất lượng đi lên và giá trị đóng góp cao hơn và thu hút nhà đầu tư bằng các chính sách mới.

việc tăng thanh khoản cho thị trường bằng các sản phẩm mới như chứng khoán phái sinh, các sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, các ETF cổ phiếu niêm tết hay BĐS sẽ ra đời trong thời gian tới cũng được xem là một thách thức trong thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Quá trình cổ phần hóa của khối DNNN cũng là mối quan tâm lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có nhà đầu tư Hàn Quốc. Một ví dụ gần đây, tập đoàn CJ của Hàn Quốc tham gia cuộc đua với Proconco và Anco để trở thành cổ đông chiến lược của Vissan. Trước đó là các trường hợp tương tự  của Vietnam Airlines hay ACV của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam.

Tốc độ cổ phần hóa tiếp tục gia tăng trong 2015 và đi ngược xu hướng chung thị trường. Cụ thể, thanh khoản thị trường trong 2015 giảm nhẹ, tương ứng 8% về khối lượng và 9% về giá trị nhưng tốc độ cổ phần hóa đi ngược lại. Có 40 DNNN thực hiện IPO năm 2015, tăng 11 công ty so với 2014. Giá trị thu về từ cổ phần hóa của hai năm 2014 và 2015 cũng cao nhất kể từ 2009, lần lượt là 7.1 và 4.5 tỷ USD.

Theo ông Dominic Scriven - Tổng Giám đốc Dragon Capital, quá trình cổ phần hoá sẽ diễn ra mạnh hơn trong giai đoạn 2016-2017 với nhiều doanh nghiệp lớn như Satra, Mobifone, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam… Tổng giá trị thu về dự kiến có thể đạt 23 tỷ USD, theo Dragon Capital.

Bên cạnh đó, những sản phẩm mới như thị trường chứng khoán phái sinh và quỹ hưu trí dự kiến ra đời trong năm 2017 sẽ thu hút lớp nhà đầu tư mới tham gia và là động lực để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai./.

Các tin tức khác

>   "Cuộc chiến" giữa EVE và Red River Holding đã đi đến hồi kết? (15/03/2016)

>   KDH: Nhóm Dragon Capital tăng sở hữu lên hơn 18% (15/03/2016)

>   DXG: Nhóm Amersham Industries Limited trở thành cổ đông lớn (15/03/2016)

>   REE: Amersham Industries Limited đã bán 75,000 cp (15/03/2016)

>   E1VFVN30: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 11.03.2016 (14/03/2016)

>   HHS: PYN Elite Fund đã bán hơn 2 triệu cp (14/03/2016)

>   E1VFVN30: Thông báo về danh mục, tỷ lệ chứng khoán cơ cấu hoán đổi (14/03/2016) (14/03/2016)

>   E1VFVN30: Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu của quỹ ETF (Từ 04/03/2016 - 11/03/2016) (14/03/2016)

>   CTI: Kingsmead Vietnam and Indochina Growth Master Fund trở thành cổ đông lớn (14/03/2016)

>   VNM ETF thêm 2 loại 2, tổng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam tăng lên gần 85% (12/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật