Thứ Sáu, 25/03/2016 13:12

ĐHĐCĐ SRF: “Không còn khoảng cách với REE trong mảng cơ điện lạnh”

Sáng 25/03, ĐHĐCĐ thường niên của CTCP Kỹ Nghệ Lạnh (HOSE: SRF) đã thông qua kế hoạch 2016 với doanh số ký hợp đồng 1,700 tỷ đồng, doanh số thực hiện 1,400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 70 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 60 tỷ đồng.

So với kết quả thực hiện của năm 2015, thì kế hoạch của SRF đưa ra tăng về doanh thu nhưng lợi nhuận lại giảm. Cụ thể, năm 2015 doanh thu của SRF đã đạt mốc 1,044 tỷ đồng, tăng 25% so cùng kỳ và đạt 91% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế hơn 65 tỷ đồng, tăng 1% so 2014 và vượt 21% kế hoạch.

Theo lý giải của ông Lê Tấn Phước – Tổng giám đốc SRF, kế hoạch 2016 dựa trên kỳ vọng thị trường bất động sản vẫn còn tốt ít nhất là 2 năm nữa, tốc độ tăng trưởng của ngành này là 20-25%/năm. Còn hiệu ứng từ hiệp định TPP đối với ngành này thì không nên quá kỳ vọng, hiện các nhà đầu tư Nhật Bản đã vào thị trường Việt Nam khá nhiều nhưng thực sự bỏ tiền ra chưa lớn. Vì thế đối với mảng xuất khẩu, SRF vẫn tập trung ở Ấn Độ là chính và sắp tới là Indonesia.

Về kế hoạch lợi nhuận sản xuất kinh doanh 2016 thực ra không sụt giảm, bởi xét hoạt động cốt lõi tăng trưởng gần như tương ứng với tốc độ tăng doanh thu. Trong khi đó, năm 2015 lợi nhuận trước thuế cao hơn do có lãi bất thường khi bán miếng đất ở Đà Nẵng, còn hoạt động cốt lõi là 60.3 tỷ đồng. “So với CTCP Cơ điện lạnh REE thì đến nay SRF gần như đã không còn khoảng cách nào mà ngang bằng về mảng cơ điện lạnh” – ông Phước tự tin khẳng định.

Ban lãnh đạo SRF cũng chia sẻ, trong 3 tháng đầu năm doanh số hợp đồng của Công ty đã đạt mức 700 tỷ đồng, trong đó có một dự án chiếm 400 tỷ đồng – là hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay Công ty đạt được.

Trong thời gian tới, nếu SRF tập trung mảng chính thì không cần huy động thêm vốn, nhưng nếu có đối tác chiến lược cùng hợp tác xây dựng thêm nhà máy, mang về thêm thị trường, sản phẩm mới thì cũng cần thêm vốn, nếu có thì sẽ xin ý kiến trong năm hoặc năm sau.

Với kế hoạch đó, công ty thống nhất mức cổ tức tối thiểu 15%, còn cổ tức 2015 được tăng từ 12% lên 20% bằng tiền mặt (hiện đã chi 5%).

Giai đoạn đến năm 2018, SRF sẽ đẩy mạnh hoạt động M&A các doanh nghiệp cùng ngành, đầu tư tài chính vào các khách hàng tiềm năng, nhà thầu phụ, nhà cung cấp chiến lược. Tìm kiếm đối tác chiến lược để cộng hưởng sức mạnh, đa dạng hóa ngành nghề, tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu SRF… Trong lĩnh vực xuất khẩu, SRF sẽ hoàn thiện dự án đầu tư dây chuyền máy công cụ CNC cho nhà máy cơ điện để đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất thiết bị xuất khẩu.

Theo đó, công ty đặt mục tiêu doanh số ký hợp đồng năm 2018 sẽ lên mức 2,500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 120 tỷ đồng.

 ĐHĐCĐ thường niên 2016 của SRF diễn ra sáng 25/03 tại TPHCM

Tại thời điểm cuối năm 2015, cổ đông lớn của SRF gồm Taisei Oncho (Nhật) nắm giữ 24.9% vốn (mua lại từ CTCP Sữa Việt Nam – VNM đầu năm 2015), CTCP Sao Phương Nam sở hữu 24.2% và Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam sở hữu 12.8%.

Với việc tăng sở hữu SRF, cổ đông lớn Taisei Oncho đề cử ông Ryota Fukuda, quốc tịch Nhật Bản, là ứng cử viên để bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2014-2018. Như vậy HĐQT của SRF sẽ được tăng từ 5 lên 6 người.

Theo ban lãnh đạo SRF, năm qua mặc dù Công ty nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ Taisei Oncho về kỹ thuật, đào tạo, thương hiệu nhưng vẫn chưa đạt được kế quả tương xứng với mong đợi./.

Các tin tức khác

>   OCH: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 (25/03/2016)

>   VMI: Ngày đăng ký cuối cùng Tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 (25/03/2016)

>   KPF: Kế hoạch 2016 lãi ròng 20 tỷ, trả cổ tức 12% (25/03/2016)

>   CLC: Báo cáo thường niên năm 2015 (25/03/2016)

>   ASP: Thông báo tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 (25/03/2016)

>   Công bố Nghị quyết HĐQT v/v thông qua chương trình họp ĐHĐCĐ thường niên 2016 (25/03/2016)

>   LCG: Xin gia hạn công bố thông tin các Báo cáo tài chính riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất (25/03/2016)

>   Báo cáo tài chính năm 2015 (25/03/2016)

>   PCT: Báo cáo tài chính năm 2015 (25/03/2016)

>   ĐHĐCĐ VC7: Cục nợ cá nhân giá cao vì sao vẫn được duy trì? (25/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật