Thứ Ba, 22/03/2016 13:45

Cổ phiếu nào là điểm đến của dòng tiền sau Tết?

Dòng tiền không chỉ tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn mà có sự lan tỏa giữa các nhóm, đặc biệt là nhóm cổ phiếu thị giá thấp đã tăng vọt thanh khoản. Ngoài ra, khối ngoại đã quay trở lại mua ròng ở nhiều phiên và tích cực gom hàng các cổ phiếu đã nâng room.

Trong 20 phiên giao dịch sau Tết (từ 15/02 đến 11/03), dòng tiền đã “tham chiến” nhiều hơn với thanh khoản trung bình của thị trường tăng 14% so với giai đoạn trước Tết (từ 11/01 đến 05/02). Trong đó, khối lượng trung bình tăng 12% trên HOSE và 19% trên HNX.

 

Sau Tết, nhóm vốn hóa lớn tiếp tục hồi phục tạo tâm lý tích cực; còn các cổ phiếu có thị giá thấp như HNG, TLH, BGM, PTL, HQC, JVC, DHM... tăng vọt khối lượng giao dịch khiến thị trường giao dịch sôi động hơn. Nổi bật là những “tân binh” trên hai sàn, có thời gian giao dịch từ 3 tháng cho đến dưới một năm như HNG và BCG trên sàn HOSE hay SGOHKB trên sàn HNX.

Chú ý: Danh sách các cổ phiếu xét trên khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên trên 100,000 đơn vị.

Cổ phiếu HNG lên sàn từ tháng 7/2015, khối lượng trung bình chỉ ở mức khoảng 290 ngàn đơn vị/phiên trong cả năm 2015. Thế rồi sau Tết Nguyên đán (ngày15/02 là ngày giao dịch đầu tiên của thị trường sau kỳ nghỉ Tết), khối lượng giao dịch của HNG tăng chóng mặt, có lúc khớp lên tới gần 43 triệu đơn vị một phiên và duy trì trung bình 7 triệu cp/phiên. Tính trung bình trong 20 phiên giao dịch sau Tết, thanh khoản HNG đã tăng hơn 7,000% so với trước Tết.

Trong khoảng thời gian này, HNG trở thành tâm điểm của giới đầu tư khi đón nhận khá nhiều thông tin “nóng”. Từ câu chuyện phát hành thành công 59 triệu cổ phần riêng lẻ cho đến việc chi 1,650 tỷ đồng mua lại chính công ty của 2 đối tác chiến lược đã mua 59 triệu cp. Rồi đến chuyện việc UBCK không đồng ý cho HNG gia hạn BCTC quý 4 mà kết quả công bố sau đó là con số bất ngờ lỗ 125 tỷ đồng. Nhưng đáng chú ý hơn, liên quan đến thông tin giao dịch là HNG đã bị Ngân hàng ACB bán giải chấp 6 triệu cp. Từ đó, nhà đầu tư mới biết thêm cổ đông lớn nhất là HAG đã “bán chui” hơn 14 triệu cp ngày 15/02 nhưng không báo cáo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư được biết.

Khác với HNG, cổ phiếu BCG của CTCP Bamboo Capital gần như chỉ quanh mức giá 19,000 đồng/cp trong khi thị trường lao dốc từ cuối tháng 11/2015, khối lượng trung bình được duy trì khoảng 300 ngàn đơn vị. Sau thời gian “tích lũy” đủ lâu, BCG gây bất ngờ với một vài phiên bùng nổ về giá và khối lượng như trong phiên 18/02, khối lượng đột biến hơn 1.8 triệu cp. Tính trung bình 20 phiên sau Tết, khối lượng tăng 236% với trên 1.3 triệu cổ phiếu/phiên. Nhưng niềm vui đó chẳng được kéo dài, cổ phiếu BCG sau đó đã giảm mạnh và nhiều phiên đã bán ra từ 2 – 3 triệu cổ phiếu. Khối lượng bình quân một lệnh bên bán luôn áp đảo bên mua, nhà đầu tư khó có hy vọng vào cổ phiếu này trong ngắn hạn.

Mặc dù khối lượng giao dịch tăng mạnh nhưng giá cổ phiếu của cả HAG và BCG đều rơi khá mạnh, lần lượt gần 14% và 20% trong 20 phiên giao dịch sau Tết.

Trong top đầu, những cổ phiếu này điển hình cho khối lượng tăng đốt biến đến cả triệu đơn vị. Ngoài ra nhiều cổ phiếu pennys như TLH, PVLBAM cũng có mức tăng mạnh trên 300% so với khoảng thời gian 20 phiên trước Tết.

Khối ngoại mua ròng trở lại cũng là một yếu tố giúp thanh khoản thị trường và cổ phiếu gia tăng sau Tết. Nguyên nhân đằng sau đó là câu chuyện nới room với những trường hợp của MBBREE.

Cổ phiếu của Ngân hàng Quân đội (MBB) giao dịch trung bình 1.2 triệu cp/phiên trong 20 phiên giao dịch trước Tết. Sức hút của cổ phiếu này đến từ những thông tin nới room. Phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ, MBB được UBCK chấp thuận về việc nới room khối ngoại từ 10% lên 20%. Vậy nên, cổ phiếu giao dịch sôi động hẳn sau Tết với thanh khoản bình quân cao gấp 3 lần. Đặc biệt ngày 19/02 khi chính thức được nới room, khối lượng khớp tăng đột biến gần 19.3 triệu cp và riêng 2 triệu cp thỏa thuận, giá cổ phiếu bứt lên 15,500 đồng/cp và cũng là mức đỉnh ngắn hạn tính đến lúc này.

Cổ phiếu MBB cũng được khối ngoại gom mạnh nhất trên sàn HOSE sau 20 phiên. Tổng giá trị mua ròng lên đến 767 tỷ đồng và đang sở hữu 17.14%. Được biết, nhóm nhà đầu tư liên quan đến Quỹ Dragon Capital đã gom 64.2 triệu cp trong thời gian này. Ngoài ra, FTSE cũng vừa công bố thêm MBB vào rổ chỉ số FTSE Vietnam All-Share Index trong kỳ review lần này, sức hấp dẫn với các nhà đầu tư ngoại vẫn còn nguyên.

Với REE, từ ngày 02/03 thì khối ngoại được "thỏa mãn cơn khát" khi REE trả lại room từ 43.7% lên 49%, giao dịch của khối ngoại tăng mạnh giúp REE tăng tính thanh khoản, đạt trung bình 600 ngàn đơn vị/phiên so với hơn 265 ngàn giai đoạn trước Tết. Đáng chú ý, ngay phiên giao dịch 02/03, khối lượng đột biến gần 1.2 triệu cp khớp lệnh, trong đó khối ngoại mua ròng gần 600 ngàn đơn vị.

Ngoài MBB và REE, khối ngoại mua ròng MSNDXG với giá trị trên 100 tỷ đồng, SSI, GASKBC cũng được gom mạnh.

 

Xét về giá trị tuyệt đối, nhóm cổ phiếu pennys và đầu cơ vẫn chiếm ưu thế trong top đầu thanh khoản trên hai sàn sau Tết. Trong đó, cổ phiếu FLC dẫn đầu thanh khoản trên HOSE với trung bình 8.9 triệu cổ phiếu/phiên, cổ phiếu SCR có thanh khoản lớn nhất trên HNX, đạt trung bình 5.5 triệu đơn vị/phiên.

Qua 20 phiên giao dịch sau Tết, chỉ số VN-Index tăng 6% còn HNX-Index tăng 4% từ 15/02 đến 11/03. Trong đó, đa phần những cổ phiếu top đầu khối lượng giao dịch cũng đều tăng. Trên HOSE, mức tăng trung bình là 6%, nổi bật là VHG, DLG, PVD tăng 20% trở lên, chỉ có HNG và TSC giảm mạnh. Mức tăng trung bình trên HNX là 13% nhờ cổ phiếu SPI có mức tăng khủng đến 112%, cổ phiếu BAM, HKB và SHN cũng tăng mạnh trong khi DPS giảm đến 28%.

Các tin tức khác

>   22/03: Bản tin 20 giờ qua (22/03/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 22/03 (22/03/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/03/2016: Tiếp tục test vùng 580-585 điểm (21/03/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 21/03: VN-Index suy giảm về mốc 572 (21/03/2016)

>   EPS ngành: Bao nhiêu sắc thái, bấy nhiêu vui buồn (21/03/2016)

>   21/03: Bản tin đầu tuần (21/03/2016)

>   04/04: Bản tin đầu tuần (04/04/2016)

>   Hồng Hà Việt Nam bị phạt 50 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn (19/03/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 21/03 (21/03/2016)

>   TLH: Vào diện cảnh báo từ ngày 25/03 (18/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật