Thứ Sáu, 18/03/2016 18:10

Chứng khoán Tuần 14 - 18/03: Giao dịch ở nhóm bluechip suy yếu!

Áp lực chốt lời tiếp tục gia tăng, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu bluechip trong tuần qua. Sự luân chuyển của dòng tiền ở các cổ phiếu vốn hoá lớn đã giúp giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực từ động thái chốt lời này. Thanh khoản ở nhóm bluechip đã giảm mạnh trong tuần và chuyển hướng sang các cổ phiếu đầu cơ.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 14/03- 18/03/2016

Giao dịch: Giao dịch ở nhóm bluechip suy yếu. Các chỉ số thị trường kết thúc trái chiều trong tuần qua. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần giảm nhẹ 0.25% đứng tại 575.82 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần tăng 0.66% đang dừng ở 80.59 điểm.

Giao dịch thị trường giữ được sự sôi động. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 142.6 triệu đơn vị/phiên tăng 6.9% so với tuần giao dịch trước; trên sàn HNX đạt 48 triệu cổ phiếu/phiên tăng 7%.

Giao dịch thị trường diễn ra giằng co trong tuần qua trước áp lực chốt lời gia tăng. Trong đó nhóm cổ phiếu Bluechip chịu áp lực bán ra mạnh nhất. Cụ thể, phiên giao dịch ngày 15/03, áp lực chốt lời đã diễn ra đồng loạt ở các cổ phiếu lớn cũng như Bluechip và kéo chỉ số VN-Index giảm điểm đáng kể. Nếu không có sự nâng đỡ tích cực từ VNMVCB thì chỉ số thị trường đã lùi sâu.

Sau phiên bán mạnh này thì áp lực bán ra giảm bớt trên thị trường. Thêm vào đó, dòng tiền luân chuyển giữa các cổ phiếu trong nhóm Large Cap với tâm điểm là GAS, PVD, VNM, VCB, BVH, VIC… đã giúp các chỉ số thị trường lấy lại sắc xanh trong các phiên giao dịch giữa tuần.

Sự tích cực của các cổ phiếu dẫn dắt, kéo theo sắc xanh chiếm ưu thế trở lại ở nhóm Bluechip. Tuy nhiên, giao dịch ở nhóm cổ phiếu này đã không còn giữ được sự sôi động như những tuần gần đây.

Dòng tiền rời bỏ nhóm bluechip đã chuyển sang các cổ phiếu đầu cơ. Theo đó nhiều cổ phiếu có giao dịch sôi động đặc biệt là FLC. Thanh khoản tăng cao ở các cổ phiếu đầu cơ đã góp phần không nhỏ giúp khối lượng khớp lệnh của thị trường duy trì sự ổn định. Tuy giao dịch không quá nổi trội nhưng các cổ phiếu có thị giá thấp vẫn gây được sự chú ý khi có đà tăng mạnh ở nhiều phiên giao dịch đặc biệt là các cổ phiếu trong nhóm Khai khoáng.

Phiên giao dịch cuối tuần, sắc xanh đã không còn duy trì trong phiên này khi giới đầu tư đẩy mạnh bán ra nhiều cổ phiếu trụ và bluechip đặc biệt là các cổ phiếu nằm trong danh mục tái cơ cấu của các quỹ ETF nhằm chốt lời. Thanh khoản thị trường cũng tăng mạnh trên HOSE, do ảnh hưởng từ giao dịch tái cơ cấu này.

Nhà đầu tư nước ngoài: mua ròng gần 66 tỷ đồng trên cả hai sàn. Trong đó, họ bán ròng trên HOSE với gần 14 tỷ đồng và mua ròng trên HNX với gần 66 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại tập trung mạnh trong các phiên cuối tuần, nhiều khả năng xuất phát từ hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF. Dù mua bán mạnh hai phiên cuối tuần nhưng giao dịch từ khối ngoại không ảnh hưởng quá mạnh lên thị trường khi giới đầu tư đã quen thuộc động thái giao dịch của khối ngoại vào các kỳ tái cơ cấu.

Trên HOSE, lực bán ròng tập trung mạnh nhất là ở VIC với 220 tỷ đồng, tiếp theo là HSG với 168 tỷ đồng, PPC với 121 tỷ, MSN với 85 tỷ đồng… Về phía mua ròng là các mã như SBT với 329 tỷ đồng, tiếp theo là ASM với 129 tỷ, HQC với 76.4 tỷ đồng...

Trên sàn HNX, giá trị mua ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở PVS với 33.5 tỷ đồng, SCR với 18.6 tỷ đồng và IVS với 7.4 tỷ đồng; ngược lại bán ròng chủ yếu ở VNDHUT với 7.6 tỷ và 3.6 tỷ đồng.

Cổ phiếu đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh đáng chú ý trên sàn HOSE là IJC với 16.4%, BGM với 14.8%, trên sàn HNX là SPI với 25.45% và KLS với 20.00%.

IJC tăng 16.4%. IJC tăng mạnh trong tuần qua khi không có thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh. Nhiều khả năng thông tin về việc IJC dự kiến giảm vốn điều lệ từ gần 2,742 tỷ đồng xuống còn 1,350 tỷ đồng đã thu hút mạnh dòng tiền đầu cơ chảy mạnh vào cổ phiếu này.

BGM tăng 14.8%. BGM tăng mạnh trong tuần qua khi không đón nhận thêm thông tin mới về HĐKD của mình. Nhiều khả năng đà tăng của BGM xuất phát từ xu hướng hồi phục tích cực của giá vàng trong tuần qua.

SPI tăng 24.45%. SPI tăng mạnh trong tuần qua khi không xuất hiện thông tin mới về HĐKD. Nhiều khả năng đà tăng của SPI xuất phát từ dòng tiền đầu cơ đổ mạnh vào các cổ phiếu Khai khoáng trong tuần qua trước xu hướng hồi phục của thị trường hàng hoá thế giới.

KLS tăng 20.00%. KLS tăng mạnh trong tuần qua khi không có thông tin mới liên quan đến HĐKD. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ đã hoạt động tích cực ở cổ phiếu này. KQKD năm 2015 của KLS không mấy tích cực khi lỗ 68.4 tỷ đồng trong khi năm trước đạt hơn 144.8 tỷ đồng.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là BCG với 26.58%; trên HNX là SGO giảm 26.32% và NHP với 14.05%.

BCG giảm 26.58% và SGO giảm 26.32%. BCG và SGO giảm mạnh trong tuần qua khi không có thông tin mới. Đáng chú ý, đà giảm mạnh của BCG cũng như SGO đã kéo dài từ đầu tháng 03 cho đến nay.

NHP giảm 14.05%. NHP giảm mạnh trong tuần qua khi không có thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh. Năm 2015, lợi nhuận của NHP chỉ đạt 9.4 tỷ đồng, tương ứng EPS là 729 đồng, dù giảm mạnh trong tuần nhưng mức P/E của cổ phiếu này vẫn khá cao với 21.8 lần.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

 

 

 

 

Các tin tức khác
Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật