Thứ Năm, 17/03/2016 16:37

Các NHTW toàn cầu bán tháo trái phiếu Mỹ để làm gì?

Các Chính phủ nước ngoài đang bán tháo nợ của Mỹ với tốc độ mạnh chưa từng thấy, CNNMoney đưa tin.

 

Nhằm huy động tiền mặt, các ngân hàng trung ương nước ngoài và các tổ chức Chính phủ đã bán 57.2 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ và các loại trái phiếu khác trong tháng 1 vừa qua, số liệu được công bố trong ngày thứ Ba cho thấy. Lượng bán ra này cao hơn so với con số 48 tỷ USD trong tháng 12/2015 và là mức bán ròng hàng tháng cao nhất từ năm 1978 đến nay.

Được biết, trong năm ngoái các ngân hàng trung ương cũng đã bán kỷ lục 225 tỷ USD nợ của Mỹ.

Vậy các ngân hàng trung ương nước ngoài đã sử dụng lượng tiền mặt khổng lồ này để làm gì? Câu trả lời là chủ yếu họ dùng để kích thích nền kinh tế của mình trước tác động từ đà giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu và đà sụt giảm tiếp diễn của giá dầu.

Chẳng hạn như, Trung Quốc đã bán ra số trái phiếu nước ngoài đang nắm giữ để bơm tiền vào nền kinh tế vốn đang trên đà giảm tốc trong bối cảnh đồng nội tệ lao dốc mạnh và thị trường chứng khoán biến động cực kỳ mạnh.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc – chủ nợ lớn nhất của Mỹ – đã cắt giảm lượng trái phiếu nắm giữ bớt 8.2 tỷ USD trong tháng 1. Đà sụt giảm thực sự có thể lớn hơn nhiều nếu xét tới việc Trung Quốc đã bán bớt 100 tỷ USD dự trữ ngoại hối của nước này trong tháng 1.

Giá dầu lao dốc châm ngòi cho làn sóng bán tháo trái phiếu Mỹ

Các quốc gia bị tác động mạnh bởi đà sụt giảm của giá dầu đã sử dụng tiền mặt để lắp đầy lỗ hổng ngân sách. Theo đó, Na Uy, Mexico, Canada và Colombia đều đã cắt giảm lượng trái phiếu kho bạc trong tháng 1 khi giá dầu lao xuống dưới 30 USD/thùng lần đầu tiên trong 12 năm.

Nguyên nhân đằng sau việc bán ra trái phiếu kho bạc Mỹ của các quốc gia nước ngoài dường như chủ yếu bắt nguồn từ sự khó khăn của nền kinh tế.

Đó là lý do tại sao tổng lượng trái phiếu kho bạc Mỹ do các quốc gia nước ngoài nắm giữ đã tăng lên mức 6.18 ngàn tỷ USD trong tháng 1. Nguyên nhân là vì nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cao. Bên cạnh đó, một số Chính phủ nước ngoài đã tăng cường nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ, bao gồm Nhật Bản, Brazil và Bỉ. Trên thực tế, hiện Mỹ có thể vay tiền với lợi suất thấp hơn so với thời điểm đầu năm.

Nhu cầu thấp hơn từ nước ngoài đã được bù đắp bởi một số yếu tố sau. Thứ nhất, tình trạng lộn xộn trên các thị trường tài chính toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm các tài sản an toàn như nợ Chính phủ Mỹ.

Thứ hai, các ngân hàng trung ương nước ngoài tại châu Âu, Nhật Bản và một số nơi khác đang áp dụng chính sách lãi suất âm để kích thích nền kinh tế ảm đạm của mình. Tác dụng phụ của hiện tượng này là kéo giảm lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và giúp nợ của Mỹ hấp dẫn hơn.

Ngoài ra, mặc dù chương trình mua trái phiếu của Fed đã kết thúc, Fed tiếp tục mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ vì ngân hàng trung ương đang tái đầu tư khoản lợi nhuận có được từ danh mục 4.2 ngàn tỷ USD bằng cách mua vào nợ của Mỹ./.

Các tin tức khác

>   Cú đảo chiều ngoạn mục của giá vàng sau khi Fed cắt triển vọng lãi suất (17/03/2016)

>   Dầu vọt gần 6% sau lịch trình nâng lãi suất mới của Fed (17/03/2016)

>   Fed giảm đáng kể số lần nâng lãi suất trong năm 2016 (17/03/2016)

>   Ngân hàng Ý trước nguy cơ trì hoãn sáp nhập (16/03/2016)

>   Tài sản ròng của 400 tỷ phú giàu nhất thế giới lên gần 3.9 ngàn tỷ USD (16/03/2016)

>   Sony mua lại cổ phần của Michael Jackson giá 750 triệu USD (16/03/2016)

>   Vàng tụt dốc liền 3 phiên xuống đáy 2 tuần trước quyết định của Fed (16/03/2016)

>   Dầu trượt xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần (16/03/2016)

>   Tập đoàn mẹ của Big C đối mặt nguy cơ bị hạ tín nhiệm vì nợ nần (15/03/2016)

>   4 lý do Nhân dân tệ sẽ rớt về mức 7 CNY/USD vào cuối năm 2016 (15/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật