Brazil trong “vòng xoáy” khủng hoảng kinh tế - chính trị
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2015 suy giảm 3,8% - mức tệ hại nhất 25 năm qua, hàng triệu dân bị đe dọa rơi vào cảnh bần cùng khi lạm phát lên đến 10%, tai tiếng tham nhũng làm rung chuyển cả guồng máy quyền lực, Brazil đang trong “vòng xoáy” của cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị nghiêm trọng.
Những cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra khắp Brazil đòi luận tội Tổng thống Rousseff. Ảnh: Reuters
|
Đầu tháng 3-2016, 4 tháng trước Olympic 2016 tại Brazil, hàng triệu người Brazil liên tục xuống đường yêu cầu Tổng thống Brazil Dilma Rousseff từ chức.
Nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới và lớn nhất Mỹ La-tin với hơn 200 triệu dân này như một con tàu không người lái khi cùng lúc phải đối mặt với khủng hoảng chính trị và kinh tế.
Kinh tế suy giảm, lạm phát nghiêm trọng
GDP năm 2015 của Brazil giảm 3,8% - thành tích thảm hại thứ nhì tại Mỹ La-tin, chỉ hơn Venezuela (GDP năm 2015 giảm 10%) và thảm hại nhất trong nhóm các nước kinh tế mới nổi BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Là nước mà nguyên nhiên liệu chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, Brazil lao đao khi các mặt hàng này mất giá mạnh từ gần 2 năm qua. Bên cạnh đó, Brazil quá lệ thuộc vào một khách hàng lớn là Trung Quốc, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Brazil.
Hoạt động công nghiệp của Brazil trong năm tài khóa 2015 giảm 6,2% so với năm 2014. Riêng ngành khai thác quặng mỏ, giảm đến 6,6 %.
Vào lúc sản xuất chậm lại, vật giá vẫn leo thang. Lạm phát tăng từ 8-10% tùy theo cách tính của các tổ chức nghiên cứu khác nhau. Bên cạnh đó, để ngăn chặn dòng vốn chảy ra ngoài, Brazil liên tục tăng lãi suất để thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện, lãi suất dài hạn của các ngân hàng tại Brazil dao động ở mức khoảng 15% - đây là gánh nặng tài chính với các doanh nghiệp, tư nhân, kể cả chính phủ.
Đầu tư trên cả nước cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6-2013. Tổng kim ngạch đầu tư của nhà nước giảm 40% trong năm tài khóa 2015.
Chỉ số tiêu thụ nội địa tụt dốc không phanh trong lúc các tập đoàn sản xuất, từ ngành luyện kim đến công nghệ xe hơi, xây dựng, dược phẩm đều đua nhau sa thải nhân công. Trong một năm, tính đến tháng 11-2015, số người thất nghiệp tăng 40% so với cùng thời kỳ năm 2014. Hiện, hơn 9 triệu người Brazil trong tuổi lao động không có việc làm.
... đọc tiếp tại đây
tbktsg
|