Thứ Tư, 30/03/2016 10:11

ADB hạ dự báo tăng trưởng châu Á khi Trung Quốc giảm tốc

Các nền kinh tế đang phát triển của châu Á, nổi tiếng một thời với tốc độ tăng trưởng 2 con số, sẽ chứng kiến đà tăng trưởng trì trệ trong 2 năm tới do đà phục hồi yếu kém của các quốc gia công nghiệp và sự giảm tốc của Trung Quốc, ADB cảnh báo trong ngày thứ Tư.

 

Theo CNBC, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2016 của châu Á sẽ tăng trưởng 5.7% trong 2 năm 2016 và 2017, thấp hơn so mức 5.9% trong năm 2015.

Trong báo cáo mới công bố sáng 30/03, ADB cho biết triển vọng của khu vực này ngày càng trở nên mờ mịt, với Mỹ, Eurozone và Nhật Bản đang chứng kiến nhu cầu ảm đạm từ bên ngoài. Bên cạnh đó, ADB cho rằng việc Bắc Kinh quá tập trung vào các cuộc cải cách có thể tác động tiêu cực đến GDP của nước này.

Theo ADB, nhu cầu hàng hóa ảm đạm từ bên ngoài và giá hàng hóa thấp sẽ khiến thặng dư tài khoản vãng lai của châu Á giảm về mức 2.6% GDP trong năm nay, từ mức 2.9% trong năm 2015.

Thêm vào đó, các đợt nâng lãi suất trong tương lai của Fed và sự lan rộng của tình trạng giảm phát giá sản xuất trên khắp châu Á cũng dẫn đến một số rủi ro, báo cáo cho biết thêm.

Theo ADB, việc Trung Quốc dịch chuyển từ sang đà tăng trưởng nhờ tiêu dùng thay vì xuất khẩu và đầu tư chính là mối đe dọa lớn nhất đến châu Á.

Cũng trong báo cáo, ADB cảnh báo tăng trưởng GDP toàn cầu có thể mất gần 1.8% trong khi giá dầu có thể lao dốc đến 10-25% so với các mức hiện tại.

Ngoài ra, sự xuất hiện của tình trạng giảm phát giá sản xuất tại các quốc gia như Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan và Hồng Kông cũng đang ảnh hưởng đến khu vực trong bối cảnh tăng trưởng GDP giảm tốc và giá dầu thô trượt dài. Theo ADB, một nguyên nhân khác nữa là tình trạng giảm phát giá sản xuất 48 tháng liên tiếp tại Trung Quốc.

Dù vậy, bức tranh tương lai của khu vực này cũng không chỉ toàn màu xám. Đà tăng trưởng mạnh tại Ấn Độ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ bù đắp đà tăng trưởng chậm tại Trung Quốc. ADB dự báo Ấn Độ có thể đạt được tốc độ tăng trưởng 7.4% trong năm 2016 trước khi tăng tốc lên 7.8% vào năm tới. Trong khi đó, tăng trưởng bình quân của 10 nền kinh tế ASEAN có thể tăng lên 4.5% trong năm 2016 và 4.8% trong năm 2017, nhờ lực đẩy từ lĩnh vực cơ sở hạ tầng và đầu tư tư nhân của Indonesia.

Các quan chức phải chống chọi với tình trạng giảm tốc trong khu vực bằng cách gia tăng năng suất, nhận định của Shang-Jin Wei – chuyên gia kinh tế trưởng của ADB./.

Các tin tức khác

>   Trung Quốc: ‘Thiên đường’ rửa tiền của ‘siêu lừa’ nước Pháp (30/03/2016)

>   Dầu lao dốc liền 5 phiên xuống thấp nhất 2 tuần (30/03/2016)

>   Vàng chấm dứt 3 phiên giảm giá liên tiếp sau quan điểm thận trọng của Chủ tịch Fed (30/03/2016)

>   Ukraine bất ngờ ra tiền giấy bằng… sợi lanh (29/03/2016)

>   Ông Medvedev: Chính phủ Nga sẽ không tăng thuế cho đến năm 2018 (29/03/2016)

>   Vàng lao xuống đáy 1 tháng chờ nhận định từ Chủ tịch Fed (29/03/2016)

>   Dầu sụt liền 4 phiên trước tình trạng dư cung kéo dài (29/03/2016)

>   Lãi suất âm đang làm đau đầu giới chức Nhật (28/03/2016)

>   Nhật Bản cân nhắc biện pháp kích thích trên 5.000 tỷ yen (28/03/2016)

>   Công ty dầu lửa không còn muốn tìm mỏ mới (28/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật