Thứ Tư, 03/02/2016 10:42

Vàng - Kênh đầu tư nóng nhất thế giới 2016

Trong năm 2016, vàng đã nhảy vọt 6% lên 1,127 USD/oz, qua đó giúp kim loại quý trở thành hàng hóa có thành quả tốt nhất đồng thời là một trong những tài sản quan trọng ghi nhận đà tăng mạnh trong năm 2016.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán lại chứng kiến khởi đầu khá tồi tệ: Trong năm 2016, chỉ số Dow Jones trượt dốc 1,000 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq Composite “bốc hơi” 8%.

Trên thực tế, điều này hoàn toàn hợp lý. Vàng được ví là ngôi sao sáng nhất trong lúc thị trường đang căng thẳng. Vì nhà đầu tư thường chuyển sang kênh trú ẩn an toàn như vàng khi thị trường trở nên bất ổn. Và ngay lúc này đây, tình trạng căng thẳng đang lên tới đỉnh điểm.

Cho dù là giá dầu trượt dốc, hay mối lo lắng về nền kinh tế Trung Quốc hoặc bất ổn địa chính trị, thì Phố Wall hiện  đang có một danh sách dài những mối lo lắng khác nhau, qua đó hướng nhà đầu tư đến kênh trú ẩn an toàn như vàng.

Juan Carlos, Giám đốc nghiên cứu đầu tư tại Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), cho biết: “Như chúng ta đã chứng kiến, thị trường chứng khoán toàn cầu đang trượt dốc nặng nề, qua đó làm gia tăng nhu cầu bảo vệ vốn và vàng đang hưởng lợi từ điều này”.

Tương quan diễn biến của giá vàng và chỉ số S&P 500 trong năm nay

Nguồn: CNN Money

 

Kéo theo đó, các quỹ ETF vàng cũng tăng mạnh. Cụ thể, SPRD Gold Shares ETF và Market Vectors Gold Miners ETF đồng loạt leo dốc gần 7%.

Động lực chính đem lại đà tăng cho vàng là do các hàng hóa nhìn chung đều chịu áp lực nặng nề từ tình trạng dư cung và tốc độ tăng trưởng ảm đạm tại Trung Quốc. Cụ thể, trong năm 2016, dầu thô đã “bốc hơi” 18% và chìm xuống mức 26 USD/thùng. Các kim loại khác như đồng và paladi cũng giảm mạnh. Trong tháng trước, Chỉ số Hàng hóa của Bloomberg (The Bloomberg Commodity Index), một thước đo phổ biến về nguyên liệu thô, trượt xuống mức thấp nhất kể từ năm 1991.

Ngay lúc này, giá vàng vẫn dao động dưới mức cao kỷ lục trong năm 2011 gần 1,900 USD/oz. Trên thực tế, 6 tuần trước, vàng đã lao xuống mức thấp nhất trong 6 năm tại 1,049 USD/oz.

Trong năm 2015, vàng không được nhà đầu tư ưa chuộng là do quyết định nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần 1 thập kỷ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm giảm tính hấp dẫn của kim loại quý. Đợt nâng lãi suất sẽ làm giảm cơ hội xảy ra lạm phát nghiêm trọng. Qua đó, tác động tiêu cực đến vàng, được xem như kênh phòng ngừa chống lạm phát.

Tuy nhiên, hiện giờ tình thế đã đảo ngược. Nhà đầu tư cho rằng đà trượt dốc trên toàn cầu sẽ khiến Fed nâng lãi suất chậm hơn trong năm nay.

Tất nhiên, nếu thị trường trở nên bất ổn và Fed quyết định nâng lãi suất 3-4 lần trong năm 2016, thì vàng sẽ chịu áp lực nặng nề từ điều này.

Capital Economics không cho rằng đà tăng của vàng đã kết thúc. Tổ chức này nghĩ rằng nhu cầu ngày càng tăng từ Trung Quốc và Ấn Độ, 2 quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, sẽ nhấc bổng kim loại quý thêm 10% lên mức 1,250 USD/oz vào thời điểm kết thúc năm 2016./.

Các tin tức khác

>   Chênh lệch vàng trong nước với thế giới còn 2.6 triệu đồng/lượng, tỷ giá trung tâm tăng 3 đồng (03/02/2016)

>   Vàng quay đầu giảm nhẹ chờ báo cáo việc làm Mỹ (03/02/2016)

>   Vàng trong nước tiếp tục tăng, tỷ giá trung tâm nhích nhẹ (02/02/2016)

>   Vàng lên cao nhất 3 tháng khi đồng USD và chứng khoán Mỹ trượt dài (02/02/2016)

>   Giá vàng trong nước tăng, tỷ giá biến động khác nhau tại các ngân hàng (01/02/2016)

>   Giá vàng trong nước cuối tuần tăng nhẹ (30/01/2016)

>   Vàng leo dốc hơn 5% trong tháng 1 (30/01/2016)

>   Vàng vượt mốc 1,250 USD/oz lên cao nhất trong hơn 1 năm (04/03/2016)

>   Vàng tăng vọt 4%/tuần lên cao nhất 13 tháng (05/03/2016)

>   Đức đã “hồi hương” 210 tấn vàng (29/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật