Thứ Hai, 01/02/2016 21:56

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngày 1-2, Sở Công Thương TP.HCM tổ chức hội thảo Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025 nhằm ghi nhận các ý kiến góp ý liên quan đến đề án này.

Cơ khí là một trong những ưu tiên của TP.HCM trong phát triển CNHT. Ảnh: Nguyễn Huế

Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM mặc dù chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố có chuyển biến tích cực, tỷ trọng 4 ngành công nghiệp trọng yếu từ  tăng từ 54% năm 2006 tăng lên 58% năm 2015. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố và bộc lộ nhiều dấu hiệu thiếu bền vững do những hạn chế yếu kém trong lĩnh vực CNHT.

Tại TP.HCM, sản xuất của các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực CNHT chủ yếu ở quy mô nhỏ, tham gia ở những công đoạn đơn giản, giá trị gia tăng thấp, không thể tham gia vào chuỗi sản phẩm trong phân phối.

Giáo sư -Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Chủ nhiệm Đề án cho biết, để các giải pháp, cơ chế, chính sách, đề xuất sát với thực tiễn đáp ứng đúng nhu cầu của DN, đề án được thực hiện dựa trên dữ liệu điều tra 1.167 DN của 4 ngành công nghiệp trọng yếu của TP.HCM (Cơ khí, điện tử- công nghệ thông tin, cao su-nhựa, chế biến tinh lương thực thực phẩm) và hai ngành truyền thống (dệt may, da giày) tại TP.HCM. Từ dữ liệu trên, đề án đã phân tích các lợi thế so sánh của TP.HCM về phát triển CNHT, hiện trạng, phân tích các hạn chế và nguyên nhân, từ đó đưa ra dự báo bối cảnh và đề xuất quan điểm, định hướng phát triển và các giải pháp phát triển CNHT trong giai đoạn tới

Đánh giá cao vai trò của Đề án trong phát triển CNHT của thành phố giai đoạn 2016-2020, tuy nhiên, ông Trần Anh Tuấn, Quyền giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế TP.HCM cho rằng, ngành CNHT của TP.HCM đang phải gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là hoạt động của DN vừa và nhỏ, do vậy đề án phải có các giải pháp cụ thể trong việc hỗ trợ lãi suất, tạo ra gắn kết giữa DN FDI và DN nội địa, hỗ trợ DN đổi mới sáng tạo... nhằm tạo ra sự đột phá trong công tác hỗ trợ DN trong thời gian tới.

Liên quan đến các giải pháp về nguồn vốn để phát triển các ngành CNHT, ông Trần Đình Cường, đại diện Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết, theo phân tích của đề án, khó khăn lớn nhất trong việc tiếp cận vốn hiện nay là do phần lớn DN trong ngành CNHT là DN vừa và nhỏ không có tài sản thế chấp nên không vay được vốn. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn khi thiếu tài sản thế chấp hiện nay không cấm nhưng các ngân hàng phải đánh giá được uy tín, tín nhiệm của DN thông qua năng lực quản trị, năng lực tài chính, xếp hạng DN.

“Hiện tại Ngân hàng Nhà nước đã ban hành khung chuẩn về đánh giá xếp hạng DN, để các Ngân hàng thương mại áp dụng. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thực hiện đẩy mạnh cho vay không cần tài sản đảm bảo” ông Cường cho biết.

Nguyễn Huế

Hải Quan

Các tin tức khác

>   Sây bay Lào Cai sẽ khai thác máy bay Airbus 320 và 321 (01/02/2016)

>   Doanh thu tháng Một của Tập đoàn Dầu khí chỉ đạt 74% kế hoạch (01/02/2016)

>   VRG: Năm 2016, cao su thiên nhiên tiếp tục khó, công nghiệp cao su và gỗ hưởng lợi (01/02/2016)

>   Sẽ giảm hệ số tiền lương tăng thêm của nhiều ngành (01/02/2016)

>   Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc tăng đột biến (31/01/2016)

>   Một năm “bội thu” vốn đầu tư nước ngoài (31/01/2016)

>   Tổng Bí thư tiếp Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc (30/01/2016)

>   Khắc phục nguy cơ “vênh” giữa Luật Đấu thầu với thông lệ quốc tế (30/01/2016)

>   Chưa có đề xuất nào của EVN liên quan đến điều chỉnh giá điện (29/01/2016)

>   SAMCO: Lãi trước thuế 2015 đạt trên 2,400 tỷ đồng (30/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật