Thứ Tư, 24/02/2016 20:00

Thêm 2 dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ có thể suy thoái

Thời gian gần đây, các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng giá mạnh trở lại, một phần là nhờ kỳ vọng rằng nỗi lo về một cuộc suy thoái đang bị phóng đại quá mức. Tuy nhiên, sự lạc quan đó có thể là hơi sớm.

Ai châm ngòi cho sự hồi sinh của các đồng tiền đã rớt thảm trong năm 2015?

* Fed đang rất cần điều gì?

 

Theo CNBC, bên cạnh một số vấn đề khác, hai chỉ báo quan trọng đang đưa ra những dấu hiệu cảnh báo: mức khấu trừ thuế thu nhập và lợi nhuận doanh nghiệp.

Các dữ liệu về mức khấu trừ thuế thu nhập cho biết số tiền lương bị trừ thuế thu nhập của người đi làm và được một số nhà kinh tế xem là một chỉ báo đáng tin cậy về đà tăng trưởng của nền kinh tế. Được Bộ Tài chính Mỹ công bố mỗi ngày, mức khấu trừ này là một thước đo đơn giản về chuyện lương bổng đang tăng bao nhiêu.

Theo công ty nghiên cứu thị trường TrimTabs, các con số mới nhất cho thấy mức giảm trong suốt 4 tuần vừa qua là 0.2%, so với tỉ lệ tăng trưởng 2% trong tháng 12 và 3% trong tháng 1.

Dữ liệu cho thấy “kinh tế Mỹ đang chựng lại,” CEO David Santschi của TrimTabs nói. Ông chỉ ra rằng đà suy giảm của mức khấu trừ thuế thu nhập xảy ra khi “các thị trường tín dụng phát đi các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng về mức tăng trưởng tương lai, tăng trưởng của số lượng giấy phép xây dựng các công trình và nhà cửa chậm lại, và hoạt động sản xuất tiếp tục thu hẹp”.

“Sự tiếp diễn của xu hướng đó sẽ là dấu hiệu của suy thoái,” Trim Tabs chỉ ra trong một thông cáo, mặc dù Santschi lưu ý rằng các con số được thống kê định kỳ hàng tháng là rất dễ thay đổi.

Bên cạnh những vấn đề kinh tế khác, lợi nhuận doanh nghiệp tiếp tục giảm, tạo ra một “luồng gió ngược” cho cả nền kinh tế lẫn thị trường chứng khoán. Các ước tính cả năm cho thấy suy giảm lợi nhuận còn lâu mới chấm dứt và có thể kéo dài thêm 2 quý nữa.

Theo FactSet, với 87% doanh nghiệp S&P 500 đã công bố lợi nhuận, tổng lợi nhuận quý 4 ghi nhận mức sụt giảm 3.6%. Nếu xu hướng này tiếp tục, thì đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2009, lợi nhuận giảm 3 quý liên tiếp.

Tuy nhiên, con đường phía trước không hề dễ dàng hơn chút nào.

Hiện tại, FactSet dự báo lợi nhuận sẽ giảm 6.9% trong quý 1/2016, một tỷ lệ đáng kinh ngạc và trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng tăng trưởng 4.8% đưa ra vào tháng 9 khi mà họ mong đợi rằng tăng trưởng sẽ là 4.8%. Trước đó vào tháng 4/2015, các dự báo sơ bộ của S&P Capital IQ cho rằng lợi nhuận quý này sẽ tăng 15.1%.

Hiện FactSet không nghĩ rằng lợi nhuận sẽ đạt mức dương cho tới ít nhất là quý 3.

Có hai nguyên nhân chính khiến lợi nhuận suy yếu: đó là năng lượng (đã giảm 74% trong quý 4 vừa qua và được cho là sẽ giảm 93% trong quý 1 năm nay) và đồng USD đang mạnh lên. Lợi nhuận của các công ty có hơn 50% doanh số đến từ các thị trường ngoài Mỹ đã giảm tới 11.2% trong quý 4, trong khi lợi nhuận của những công ty có phần lớn doanh số trong nước lại tăng 2.7%.

Trong đợt phục hồi gần đây nhất, giúp S&P 500 khôi phục toàn bộ số điểm đã mất trong tháng 2, nhà đầu tư đã kỳ vọng vào sự phục hồi của giá năng lượng, yếu tố góp phần gia tăng kỳ vọng về nền kinh tế và thúc đẩy thị trường.

Tuy nhiên, nhiều tin tức kinh tế ảm đạm hơn có thể sẽ được công bố trong vài ngày tới.

Thứ Sáu này (26/02), Chính phủ Mỹ sẽ công bố số liệu điều chỉnh lần đầu về mức tăng trưởng GDP của quý 4. Joe LaVorgna, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Deutsche Bank, người đã cảnh báo về rủi ro suy thoái kinh tế, cho rằng con số mới sắp tới có thể cho thấy nền kinh tế Mỹ chỉ tăng 0.1% trong quý 4, thấp hơn nhiều so với con số công bố ban đầu là 0.7% và khá gần với mức mà nền kinh tế được xem là “thu hẹp”.

Thật ra, một cuộc suy thoái không phải là điều mà hầu hết các thành phần trên Phố Wall cho rằng sẽ xảy ra, vì các dự báo trong những ngày gần đây cho thấy tâm lý lạc quan ngày càng tăng cao. Bob Doll, chiến lược gia trưởng về cổ phiếu tại Nuveen Asset Management, nói rằng các thị trường tài chính đang chiết khấu 50% khả năng xảy ra suy thoái trong khi bản thân ông cho rằng GDP của Mỹ có thể tăng 2.5% trong năm 2016, mặc dù không phải là không có những khó khăn nhất định.

“Nỗi lo sợ về những viễn cảnh của một cuộc suy thoái đang gia tăng. Chúng tôi tin rằng suy thoái sẽ không xảy ra nhưng chúng tôi đều hiểu rằng các thị trường tài chính cần thời gian để ổn định và đạt được những con số tốt hơn,” Doll nói trong một bài bình luận gần đây./.

Các tin tức khác

>   Sau hơn một năm, gần 1.000 tỷ USD bị chuyển ra khỏi Trung Quốc (24/02/2016)

>   Ai châm ngòi cho sự hồi sinh của các đồng tiền đã rớt thảm trong năm 2015? (24/02/2016)

>   Vàng tăng 1% nhờ nhu cầu "tránh bão" khi chứng khoán toàn cầu tụt dốc (24/02/2016)

>   Dầu lao dốc hơn 4% sau nhận định của Bộ trưởng Dầu mỏ Ả-rập Xê-út (24/02/2016)

>   “Đế chế” khai mỏ lỗ gần 6 tỷ USD trong nửa năm (23/02/2016)

>   S&P hạ xếp hạng của ba doanh nghiệp dầu mỏ hàng đầu châu Âu (23/02/2016)

>   Fed đang rất cần điều gì? (23/02/2016)

>   Tuyển dụng con ông cháu cha ở Trung Quốc, HSBC bị điều tra  (23/02/2016)

>   Bảng Anh chạm đáy 7 năm khi rủi ro Brexit tăng cao (23/02/2016)

>   Hóa đơn 130 triệu USD tranh cử Tổng thống: Quảng cáo, chơi bài, pizza... (23/02/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật