Thứ Tư, 24/02/2016 18:46

Tại sao cổ phiếu HNG lại “gục ngã” sau tin nóng phát hành thành công?

  • HNG tăng thặng dư vốn 1,062 tỷ đồng sau đợt phát hành giá 28,000 đồng/cp
  • 2 cổ đông chiến lược tạm lỗ ngàn tỷ khi mua 59 triệu cp HNG phát hành mới

Cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai trở lại với sắc màu giảm sàn quen thuộc ngay sau tin nóng phát hành thành công 59 triệu cp. Giá phát hành lên đến 28,000 đồng/cp trong khi thị giá của HNG chưa đầy 10,000 đồng/cp.

Việc HNG phát hành thành công với thặng dư vốn lớn tưởng chừng sẽ là động lực thúc đẩy cổ phiếu HNG tiếp tục hồi sinh nhưng một lần nữa “ngài thị trường” lại có những lý lẽ riêng. HNG đã chấm dứt 3 phiên tăng trần để giảm sàn với thanh khoản đột biến.

Lãi lớn từ phát hành, cổ phiếu HNG… đổ đèo

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/02, cổ phiếu HNG đóng cửa tại mức giá 9,300 đồng/cp, giảm hết biên độ 7% và có khối lượng giao dịch khớp lệnh 18.8 triệu đơn vị, chiếm gần 40% tổng khối lượng giao dịch trong 3 phiên tăng kịch trần trước đó.

Điểm bất thường, cổ phiếu HNG lại quay đầu giảm điểm ngay sau khi đơn vị này công bố thông tin về việc đã phát hành riêng lẻ thành công 59 triệu cp hoàn tất vào ngày 22/02. Cụ thể, HNG đã tìm được 2 nhà đầu tư tổ chức, mạnh tay chi 28,000 đồng/cp để trở thành đối tác chiến lược trong khi cổ phiếu này đang giao dịch trên thị trường chưa đến 10,000 đồng/cp. Tương ứng, giá trị HNG đã thu về lên đến 1,652 tỷ đồng, ghi nhận thặng dư 1,062 tỷ đồng so với mệnh giá cổ phần.

Được biết, đợt phát hành này được triển khai từ cuối tháng 10/2015 nhưng HNG vẫn chưa thể chào bán hết cho đến hạn chót 31/12/2015. Công ty TNHH Đầu tư cao su An Thịnh và Công ty TNHH Đầu tư cao su Cường Thịnh sau đó đã gom sạch toàn bộ lượng cổ phần chào bán khi HNG giãn đợt phát hành thêm hai tháng, lần lượt nắm giữ 31.5 triệu cp và 27.5 triệu cp, tương ứng tỷ lệ 4.11% và 3.58% vốn.

Chịu lỗ ngàn tỷ - “Anh hùng nào đã cứu mỹ nhân?”

Chưa biết tương lai khoản đầu tư này sẽ ra sao, nhưng trước mắt, sau khi trở thành cổ đông chiến lược của HNG, hai nhà đầu tư mới tạm “âm vốn” tức thì cả ngàn tỷ chênh lệch giữa giá mua với giá thị trường của cổ phiếu HNG.

Vậy 2 đơn vị này là ai khi “hào phóng” chi 1,600 tỷ đồng mua của phần HNG?

Rất bất ngờ! Công ty TNHH Đầu tư cao su An Thịnh và Công ty TNHH Đầu tư cao su Cường Thịnh đều là những doanh nghiệp rất mới trên thị trường, cả hai chỉ vừa mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu trong năm 2014. Và hơn thế nữa, vốn điều lệ của mỗi đơn vị chỉ vỏn vẹn có 30 tỷ đồng, một con số rất nhỏ bé so với “độ chịu chơi” của họ. Từ đây cũng dấy lên nghi vấn, có hay không “bàn tay vô hình” đã tiếp sức cho hai “anh hùng” trên?!

Tại An Thịnh và Cường Thịnh tồn tại rất nhiều điểm chung! Cùng được thành lập vào tháng 3/2014, cùng là doanh nghiệp của các ông chủ thế hệ 8x, cùng số vốn điều lệ và cũng chung địa chỉ văn phòng tại lầu 14, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Trong đó, An Thịnh do ông Nguyễn Công Thành (sinh năm 1982) đứng ra đăng ký là chủ sở hữu - Giám đốc công ty. Còn Cường Thịnh do ông Trần Tiến Pháp (sinh năm 1983) làm Chủ tịch. Cả hai cá nhân này đều có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Long An.

Không những vậy, 2 đơn vị còn có mối quan hệ chung với một nhân sự thuộc HNG và cả công ty mẹ Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG). Cụ thể, 2 doanh nghiệp này đã chung tay góp 1,465 tỷ đồng vào Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển cao su Đông Dương. Theo đó, Cường Thịnh góp 691 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 47.17% vốn và An Thịnh góp 774 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 52.83% vốn. Trong khi đó, Tổng Giám đốc và người đại diện pháp luật của Đông Dương là ông Lê Hồng Phong – hiện đang là Trưởng BKS của HNG kiêm Phó phòng Kiểm toán nội bộ HAG./.

Các tin tức khác

>   25/02: Bản tin 20 giờ qua (25/02/2016)

>   MBB: Không điều chỉnh giá trong đợt phát hành 4 triệu cp hoán đổi (04/03/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/02 (25/02/2016)

>   REE tăng room ngoại từ 43.7% lên 49% (04/03/2016)

>   Lãi sau thuế chưa phân phối dương, VE1 thoát khỏi diện bị cảnh báo (04/03/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 24/02: Mục tiêu ngắn hạn 575-580 điểm (24/02/2016)

>   Thị trường chứng khoán sẽ "hồi sinh" đến hết quý 1? (24/02/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 24/02: Khối ngoại mua ròng phiên thứ 5 (24/02/2016)

>   24/02: Bản tin 20 giờ qua (24/02/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 24/02 (24/02/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật