Thứ Ba, 16/02/2016 09:32

Quỹ hưu trí lớn nhất thế giới đang chuyển sang cổ phiếu

  • Credit Agricole dự báo GPIF sẽ bán trái phiếu do lợi suất âm
  • Bank of America ước tính GPIF sẽ mua cổ phiếu để đảm bảo tỷ trọng 25%

Quỹ hưu trí lớn nhất thế giới đã đưa ra 2 lý do khá thuyết phục để tiếp tục chuyển từ trái phiếu sang cổ phiếu: nợ quốc gia với lợi suất âm và đà lao dốc của cổ phiếu đã đẩy định giá xuống đáy 3 năm.

Nikkei vọt 7%, Topix nhảy 8%; chứng khoán Trung Quốc rút ngắn đà giảm

 

Theo Bloomberg, Credit Agricole SA cho rằng quyết định áp dụng lãi suất âm đối với một phần dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trong tháng trước sẽ buộc Quỹ Đầu tư Hưu trí Quốc gia Nhật Bản (GPIF), hiện có quy mô 1.2 ngàn tỷ USD, hạ tỷ lệ trái phiếu trong nước đang nắm giữ trong danh mục xuống còn 25%, thấp hơn 10% so với mục tiêu hiện tại.

Trong khi đó, theo dự báo của Bank of America Corp., GPIF sẽ phải mua 6.2 ngàn tỷ JPY (tương đương 54 tỷ USD) cổ phiếu trong nước chỉ để đạt được mục tiêu phân bổ 25% danh mục.

“Do lợi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) chuyển sang mức âm, GPIF sẽ đặt câu hỏi liệu có tiếp tục duy trì danh mục như hiện tại. Chắc chắn họ sẽ nghĩ đến việc hạ thấp tỷ lệ trái phiếu đang sở hữu và tích cực hơn trong việc mua vào cổ phiếu cũng như các chứng khoán nước ngoài”, nhận định của ông Kazuhiko Ogata, một nhà kinh tế tại Tokyo của Ngân hàng Credit Agricole.

Theo đó, khoảng 50 ngàn tỷ JPY trái phiếu Chính phủ Nhật Bản trong danh mục của GPIF sẽ đối mặt với rủi ro. Được biết, hiện GPIF đang đối mặt với áp lực nâng cao tỷ suất sinh lời tại một trong những quốc gia có dân số già nhanh nhất thế giới. Quỹ hưu trí này đã ghi nhận tỷ suất sinh lời tồi tệ nhất kể từ năm 2008 do đợt tháo chạy khỏi thị trường cổ phiếu trong quý 3/2015. Đáp lại các lời chỉ trích cho rằng GPIF đang làm mất tiền của công chúng khi đầu tư vào cổ phiếu, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định kết quả hoạt động của quỹ không liên quan trực tiếp đến chỉ số Nikkei 225.

Giá trái phiếu Chính phủ Nhật Bản tăng vọt trong khi chỉ số Topix chìm nghỉm

Nguồn: Bloomberg

Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda đã tuyên bố áp dụng lãi suất âm trong tháng trước nhằm thúc đẩy chi tiêu và lạm phát. Chỉ số Topix đã phục hồi sau quyết định của BoJ trước đi giảm điểm trở lại theo xu hướng của các thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong tuần trước, lợi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã lao xuống mức thấp kỷ lục âm 0.035%. Kể từ cuối tháng 9/2015 đến nay, chỉ số Topix đã rớt 8.4% trong khi chỉ số Bloomberg Japan Sovereign Bond Index tăng 2.5%.

“Trong bối cảnh cổ phiếu đang rẻ và giá trái phiếu đang cao, GPIF chắc chắn sẽ bán trái phiếu và mua cổ phiếu”, nhận định của ông Shuichi Ohsaki – chiến lược gia trưởng về lãi suất của Nhật Bản tại Bank of America Merrill Lynch. Ông cho biết thêm: “Và hiện BoJ đang áp dụng lãi suất âm, GPIF có thể giảm nắm giữ trái phiếu trong nước và đem lại sự hỗ trợ cho cổ phiếu Nhật Bản” bằng cách mua vào.

Theo ước tính của ông Ohsaki, danh mục của GPIF sẽ bao gồm 42% trái phiếu trong nước, 19% cổ phiếu Nhật Bản, 14% trái phiếu nước ngoài và 20% cổ phiếu nước ngoài tại ngày 12/02. Điều đó đồng nghĩa với việc quỹ này cần bán ra 11.7 ngàn tỷ JPY JGB để đạt được mục tiêu nắm giữ 35% tài sản này trong danh mục. Tính toán của ông dựa trên biến động gần đây của thị trường và giả định rằng GPIF không thay đổi tỷ lệ nắm giữ kể từ lần công bố số liệu gần nhất vào cuối tháng 9/2015.

GPIF không phải là nhà đầu tư lớn duy nhất tại Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi chính sách lãi suất âm của BoJ. Hôm thứ Hai, Japan Post Bank Co. thông báo sẽ tạm dừng kế hoạch ra mắt một quỹ trái phiếu Chính phủ Nhật Bản và Mỹ do quyết định của BoJ. Được biết, Japan Post Bank Co. là một trong những ngân hàng lớn bị tác động nặng nề nhất bởi lãi suất ngày càng giảm vì đây là một trong những tổ chức nắm giữ JGB nhiều nhất và hơn 90% lợi nhuận của ngân hàng này đến từ thu nhập lãi suất, theo nhận định của Shinichiro Nakamura, một nhà phân tích cấp cao thuộc SMBC Nikko Securities Inc. tại Tokyo./.

Các tin tức khác

>   Nikkei vọt 7%, Topix nhảy 8%; chứng khoán Trung Quốc rút ngắn đà giảm (15/02/2016)

>   Chứng khoán toàn cầu chìm vào “thị trường con gấu” (13/02/2016)

>   S&P 500 chấm dứt 5 phiên sụt giảm liên tiếp (13/02/2016)

>   5 biểu đồ khắc họa phiên giao dịch hoảng loạn ngày thứ Năm (12/02/2016)

>   Bộ trưởng Tài chính Nhật cảnh báo NĐT khi đồng JPY vọt lên đỉnh 15 tháng (12/02/2016)

>   Sàn Kosdaq của Hàn Quốc tạm ngừng giao dịch sau đà lao dốc 8% (12/02/2016)

>   Chứng khoán Nhật chìm 5%, dầu vọt gần 5% nhờ kỳ vọng OPEC cắt sản lượng (12/02/2016)

>   Cổ phiếu ngân hàng đẩy S&P 500 xuống mức thấp nhất trong 2 năm (12/02/2016)

>   Niềm tin NĐT vào các NHTW sắp "cạn", chứng khoán toàn cầu tiến sát tới thị trường "con gấu" (12/02/2016)

>   Chứng khoán Hồng Kông khởi đầu năm mới âm lịch tồi tệ nhất kể từ 1994 (11/02/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật