Thứ Hai, 15/02/2016 09:46

Nhịp đập Thị trường 15/02: Lực cầu tham chiến, VN-Index lấy lại mốc 540

Động lực tăng điểm chỉ xuất hiện trong khoảng 14h trở đi và diễn ra mạnh mẽ trên HOSE. Chỉ số VN-Index hồi phục ấn tượng lên vùng tham chiếu và đóng cửa dừng ở 543.79 điểm (tương dương giảm 0.18%). Các cổ phiếu bluechips như VNM, VCBGAS đảo chiều đóng góp tích cực cho sự hồi phục này.

Diễn biến phiên hôm nay khá giống với TTCK Trung Quốc khi giảm mạnh đầu giờ và lấy lại điểm số vào cuối phiên. Chỉ số Shanghai Composite kết phiên chỉ còn giảm 0.57%. Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán khác trong khu vực hầu như đều tăng, chỉ số Nikkei bay cao với 7% còn Hang Seng cũng tăng 3.3%.

Về các nhóm thị trường, dù lực bán lấn lướt hầu như cả phiên, nhưng chỉ trong 45 phút cuối, nhóm Large Cap đã lấy lại những gì đánh mất trong phiên với sự đảo chiều trong sắc xanh của VNM, VCB và GAS, trong khi đó BIDCTG cũng lui về tham chiếu.

Mặt khác, nhóm Mid Cap và Small Cap không chịu áp lực bán mạnh và giao dịch kém sôi động. Ngoại trừ cổ phiếu HNG rớt sàn với mức giá chỉ còn 10,200 đồng/cp sau những thông tin thiếu tích cực về KQKD quý 4/2015. Ngược lại, nhóm Micro khá tích cực trong cả phiên và có mức tăng mạnh nhất. Tỷ lệ mã tăng/giảm là 54/28, trong đó có đến 19 mã tăng trần điển hình như SZL.

Về nhóm ngành, thống kê cho thấy có 13/20 nhóm ngành giảm. Trong đó, nhóm thiết bị- máy móc với mức giảm 4.89%, kế tiếp là nhóm bất động sản và bảo hiểm giảm hơn 1%. Nhóm chăm sóc sức khỏe tăng mạnh nhất với tỷ lệ đạt 1.84%.

Các cổ phiếu tăng mạnh trên 5% trong phiên hôm nay như  VNH, TNT, EVE, BGM, JVC, KSQ ... Ở chiều ngược lại, KSS, GTT, HNG, MCG, TLH, PTL... rớt mạnh trên từ 5% trở lên.

Phiên nay toàn sàn khớp được gần 98 triệu cp với giá trị sang tay đạt 1,443 tỷ đồng. Thanh khoản chưa cải thiện nhưng nhiều cổ phiếu giao dịch tích cực. Cổ phiếu ITA soán ngôi của FLC để dẫn đầu thanh khoản hôm nay với gần 3.7 triệu cp được khớp lệnh, tuy nhiên giá cổ phiếu lui về 5,100 đồng/cp với mức giảm 1.9%.  KLF dẫn đầu thanh khoản trên HNX với 3.4 triệu cp và giá tăng 2.8% lên 3,700 đồng/cp.

Giao dịch thỏa thuận đáng chú ý có VNM với gần 1.4 triệu cp, giá trị sang tay lên đến 172 tỷ đồng. VICMSN cũng có giá trị lớn tương ứng 18 và 16 tỷ đồng được sang tay.

14h: Giằng co quanh mốc 540 điểm

Trong khi diễn biến VN-Index đang hồi phục trở lại chỉ còn giảm hơn 4 điểm thì chỉ số HNX-Index vẫn giao dịch vùng thấp nhất trong phiên. Giao dịch thỏa thuận sội động hơn với VNM gần 63 tỷ và E1VFVN30 với gần 18 tỷ đồng.

Trên HOSE, chỉ có 66 mã tăng giá trong khi có đến 139 mã giảm giá. Tương tự trên HNX, có 65 mã tăng giá và 101 mã giảm giá.

Chỉ số HNX-Index đang giao dịch ở vùng thấp nhất tính đến 13h30. Cụ thể, các cổ phiếu vốn hóa lớn như ACB, PHP, PVS, PTI, OCH,... tác động tiêu cực lên chỉ số.

Ở chiều ngược lại, đáng chú ý có HUT tăng 300 lên 10,800 đồng/cp, khối ngoại mua ròng 50 ngàn cp. Được biết, quỹ ngoại là PYN Elite Fund mới mua thành công 2.6 triệu cp HUT và nâng tỷ lệ sở hữu tại HUT lên 10.4%.

Ngoài ra, KLF cũng góp phần giữ điểm cho chỉ số mặc dù đón nhận thông tin không mấy tích cực khi còn lãi ròng của 2015 đạt gần 47 tỷ đồng, giảm 48% so với năm 2014. Cổ phiếu này phần lớn được giao dịch trên tham chiếu (khớp hơn gần 2/2.6 triệu cp mức giá 3,700 đồng/cp).

Tính đến 13h30, VN-Index giảm 4.2 điểm xuống 540.55, trong khi HNX-Index giảm 0.71 điểm xuống 76.19 điểm. Toàn sàn đã khớp 64 triệu cp, tương đương gần 900 tỷ đồng.

Giao dịch thỏa thuận có phần sôi động hơn phiên sáng, hiện đã có gần 100 tỷ đồng sang tay. Chủ yếu rơi vào trường hợp của VNM với gần 500 ngàn cp, giá trị đạt hơn 63 tỷ đồng và E1VFVN30 với hơn 2 triệu đơn vị, trị giá gần 18 tỷ đồng.

Phiên sáng: Thanh khoản thấp, bluechips giảm mạnh

TTCK Việt Nam mất điểm trong ngày đầu tiên của năm mới được cho là ảnh hưởng từ các thị trường chứng khoán nước ngoài và giá dầu trong xu hướng giảm mạnh suốt tuần lễ Tết âm lịch.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn mất điểm trong cả phiên sáng nay như VNM, VIC, MSN, VCB, GAS, CTG, STB... Chiều ngược lại, ngoại trừ MBB thì các cổ phiếu VCF, CTD, NSC, CSM, DPR... tăng mạnh nhưng đóng góp không đáng kể vào diễn biến thị trường chung.

Các cổ phiếu dầu khí như GAS, PVD, PXS, PVS, PGS… đang đồng loạt giảm giá. Trong đó, PVD giảm mạnh 700 đồng xuống 21,600 đồng/CP, PVS giảm 300 đồng xuống 14,200 đồng/CP.

Thất vọng nhất là cổ phiếu HNG tiếp tục giảm sàn xuống 10,200 đồng/cp. Tính từ đầu năm, cổ phiếu này đã “bốc hơi” gần 70%.

Bất chấp lợi nhuận 2015 của NBB tăng trưởng 20% so với 2014,  giá cổ phiếu NBB vẫn đang xuống dần đều, phiên sáng nay NBB đã giảm sàn xuống 18,600 đồng/cp, gần với đáy cũ trước đó không xa.

Hiếm có cổ phiếu nào như EVE, giường như đang miễn nhiễm với ảnh hưởng tiêu cực của thị trường với một xu hướng tăng trung hạn. Cổ phiếu này có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp, hiện đang giao dịch 27,000 đồng/cp. Việc được UBCKNN chấp thuận nâng room ngoại từ 49 lên 100% và quỹ ngoại mua vào trong động thái gần đây là cơ hội để nâng hạng cổ phiếu này.

Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index giảm 5.57 điểm (-1,02%) xuống 539.2 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 0,45 điểm (-0,59%) xuống còn 76,45 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn sàn đạt 57 triệu cp, tương ứng gần 686 tỷ đồng. Giá trị thỏa thuận đạt gần 36 tỷ đồng.

10h30: Mất mốc 540

Thị trường chuyển hướng xấu đi lúc 10h30, chỉ số nhanh chóng mất hơn 5 điểm. Cả 2 sàn giao dịch với thanh khoản thấp trong điều kiện thị trường không có thông tin, giá trị đạt 467 tỷ đồng.

Có đến 14/20 nhóm ngành giảm điểm và nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục là tội đồ khiến chỉ số trên cả 2 sàn chìm trong sắc đỏ. Những thông tin như nới room, giao dịch khối ngoại xuất hiện khá ít góp phần tạo tâm lý thận trọng. Từ đó, thanh khoản thị trường vẫn chưa được cải thiện.

Trong số ít đó, MBB đang dẫn đầu thanh khoản trên HOSE với gần 2 triệu cp được sang tay, giá tăng thêm 200 đồng lên 14,900 đồng/cp. MBB có thể đang phản ánh kỳ vọng sau khi UBCKNN đồng ý nới room ngoại từ 10% lên 20%. Tuy nhiên, khối ngoại vẫn chưa có động thái mua ròng cổ phiếu này trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, cổ phiếu CII đang hồi phục mạnh mẹ sau một giờ đầu, hiện đang giao dịch 22,700 đồng/cp. Được biết, nhóm NĐT ngoại bao gồm 4 quỹ Master Fund Holdings, Ama Fund Holdings, Aquamarine Holdings và Peconic Holdings mới thông báo sở hữu gần 30 triệu CII, tương ứng 11.87% vốn sau khi thực hiện chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu.

Trong khi đó TTCK khu vực diễn biến trái chiều, nếu như thị trường Nhật và Hàn Quốc hồi phục mạnh mẽ thì TTCK Trung Quốc mở cửa trong sắc đỏ với Shanghai Composite rớt 2.8% và Shenzhen Composite sụt 3.3%. Kết quả này cũng trái ngược với kỳ vọng của các nhà phân tích.

Tính đến 10h30, VN-Index tạm dừng ở 539.5 điểm, giảm 5.2 điểm còn HNX-Index giảm 0.18 điểm xuống 76.7 điểm.

Mở cửa: Bán mạnh đầu phiên

Diễn biến đầu giờ có phần phản ứng tiêu cực sau những diễn biến xấu của thị trường chứng khoán châu Á trong tuần trước. Chỉ số VN-Index ghi nhận được trong phiên ATO giảm mạnh nhất 8 điểm. Sau đó, đà giảm điểm thu hẹp chỉ số tạm dừng 541.16 điểm (giảm 3.6 điểm) lúc 9h30.

Trên HNX, chỉ số đang giao dịch tại 76.52 điểm, tương ứng 0.39 điểm.

Tính đến 9h40, hàng loạt các cổ phiếu bluechips kéo theo đà giảm của chỉ số, phải kể đến như VNM, MSN, BVH, VIC, VCB hay BID... Nhóm khai khoáng và chứng khoán giảm mạnh nhất lần lượt là 1.43% và 1.2%.

Trong số 64 cổ phiếu tăng giá, đáng chú ý có BGM, JVC, CMX, DHM, NDX, SGO... Chiều ngược lại, có đến 143 cổ phiếu giảm giá, nội bật như TLH, ELC, PTL, VHG, TTZ, PVD, PVS...

Trong đó, VHG giảm hơn 4% xuống 4,600 đồng/cp. Được biết, từ ngày 22-29/01, quỹ nội là CTCP QLQ Đầu tư Sao Vàng – Savacap (Sao Vàng Capital - TAFM) đã bán tổng cộng 10.2 triệu cp VHG, giảm tỷ lệ sở hữu từ 10% xuống còn 3.2%, tương đương 4.8 triệu cp.

Mặt khác, quỹ ngoại là PYN Elite Fund đã nâng tỷ lệ sở hữu tại ELC lên 5.02%, tuy nhiên giá cổ phiếu ELC đang giảm hơn 5% xuống 22,100 đồng/cp.

Các chỉ số chứng khoán châu Á như Nikkei 225 (+4%) và Kospi (+1.2%) mở cửa phiên giao dịch ngày thứ hai trong sắc xanh sau đà bán tháo tuần trước. Giới đầu tư kỳ vọng Trung Quốc có thể nhận được ảnh hưởng tích cực từ đà phục hồi trên các thị trường Mỹ và châu Âu trong ngày thứ Sáu vừa qua.

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 15-19/02: Gặp khó ngay đầu năm? (14/02/2016)

>   Chứng khoán Tuần 01 - 05/02: Yếu tố chu kỳ Tết âm lịch vẫn được giữ vững (07/02/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 02/03: Tiến sát ngưỡng 570 điểm (02/03/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 05/02/2016: Vùng 538-541 điểm đang là hỗ trợ gần nhất (05/02/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 05/02: Kết năm Ất Mùi tràn đầy hy vọng (05/02/2016)

>   Vietstock Daily 05/02: Sắc xanh sẽ ở lại? (04/02/2016)

>   Vietstock Daily 05/02: Sắc xanh sẽ ở lại? (04/02/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 04/02/2016: Rising Window xuất hiện (04/02/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 04/02: Lực bán gia tăng, các chỉ số đi xuống nhẹ (04/02/2016)

>   Vietstock Daily 04/02: Dòng tiền thông minh thoát khỏi thị trường (03/02/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật