Thứ Sáu, 05/02/2016 09:50

Ngành thép Việt Nam: Tiếp tục khó khăn trong năm 2016

Năm 2016 dự đoán sẽ tiếp tục khó khăn với ngành thép Việt Nam, bởi bên cạnh nguy cơ thép nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là từ Trung Quốc, còn có những thách thức đến từ các biện pháp phòng vệ thương mại từ thị trường xuất khẩu.

Ngành thép được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2016

Thép nhập khẩu đe dọa thị trường nội địa

Trong năm 2015, có hơn 1,78 triệu tấn phôi thép ước nhập khẩu vào Việt Nam, tăng 198% so với cùng kỳ 2014. Còn lượng thép cuộn và dây thép ước được nhập khẩu là hơn 1,62 triệu tấn, trong khi sản xuất thép cuộn trong nước chỉ đạt 1,13 triệu tấn. Tôn mạ kim loại và sơn phủ màu cũng được nhập khẩu gần1,43 triệu tấn trong năm qua, tăng 87,55% so với cùng kỳ 2014.

Tháng 1/2016, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép không có nhiều biến động, sản lượng sắt thép thô ước đạt 364,5 nghìn tấn, giảm 7,1% so với cùng kỳ; thép cán ước đạt 393,2 nghìn tấn, tăng 16,4% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc ước đạt 385,5 nghìn tấn, tăng 21,3% so với cùng kỳ. Lượng thép nhập khẩu các loại tháng 01 ước tăng 33,9% so với cùng kỳ.

Năm 2016, cùng với việc thị trường xuất khẩu rộng mở, ngành thép Việt Nam sẽ có thêm cơ hội để đưa sản phẩm sang các nước và đó là lý do để ngành thép mạnh dạn đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 15-20%.

Dự báo năm 2016, giá mặt hàng sắt thép có xu hướng không tăng do nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường khu vực như Trung Quốc có khả năng giảm, bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng không tăng.

Đối với thép xây dựng, cung đang nhiều hơn cầu và quốc gia có sản lượng thép lớn như Trung Quốc vẫn đang thực hiện các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, vì vậy giá thép xây dự báo sẽ khó có khả năng tăng. Trước tình hình đó, ông Nguyễn Phương Nam – Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho rằng các doanh nghiệp thép trong nước cần liên kết chặt chẽ để gia tăng tính cạnh tranh, bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu.

Doanh nghiệp cần chủ động phòng vệ thương mại

Năm 2016, cùng với việc thị trường xuất khẩu rộng mở, ngành thép Việt Nam sẽ có thêm cơ hội để đưa sản phẩm sang các nước và đó là lý do để ngành thép mạnh dạn đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 15-20%.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phương Nam, một mối đe dọa nhãn tiền là khi chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu thì những nước nhập khẩu nhận thấy nguy cơ đe dọa ngành sản xuất của nước họ, họ sẽ đẩy mạnh các biện pháp phòng vệ.

Ngay cả các nước ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Indonesia… đã nhiều lần kiện phòng vệ thương mại Việt Nam.

Trước nguy cơ này, ông Nam cho biết, tại thị trường nội địa, nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng vệ thương mại thì năm 2016, lượng thép từ các nước, đặc biệt từ Trung Quốc tràn vào sẽ khiến thị trường trong nước gặp khó hơn. Vì vậy, quan trọng hơn cả vẫn là ý thức từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp bị áp dụng phòng vệ thì các doanh nghiệp phải hợp tác với nhau chặt chẽ, chứ đừng tránh né.

Ông Nam cũng cho rằng, sử dụng các biện pháp tự vệ là điều doanh nghiệp cần áp dụng mạnh trong điều kiện tự do hóa thương mại. Nhưng phải tự vệ như thế nào để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các doanh nghiệp là điều cần phải tính toán và cân nhắc. Khi bị cơ quan nước ngoài áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, phải có tinh thần hợp tác cao, kiên trì, không được tránh né.

Bên cạnh đó, ông Nam cũng cho rằng, các doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp về phòng vệ thương mại để sẵn sàng đương đầu với các cơ quan điều tra, chuẩn hóa và chuẩn bị tốt các số liệu, không chỉ cho các cơ quan điều tra nước ngoài, mà chính trong việc đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh bảo hộ, phòng vệ ngành mình.

Viết Chung

dđdn

Các tin tức khác

>   Hủy bỏ việc khảo sát mua toa tàu cũ từ Trung Quốc (05/02/2016)

>   Chóng mặt người Việt chi tiền tỉ mua ô tô (05/02/2016)

>   Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giám sát Vinafood 2 (05/02/2016)

>   Đưa vào vận hành thương mại Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 (04/02/2016)

>   TPP sẽ khó với doanh nghiệp nhỏ (04/02/2016)

>   Dự thảo thuế TTĐB "để mở", giá xe sẽ lại tăng sau ngày 1.7? (04/02/2016)

>   Lào sẽ tăng cường xuất khẩu điện sang Việt Nam trong vài tháng tới (04/02/2016)

>   Việt Nam-New Zealand đón đầu cơ hội đầu tư, mở rộng kinh doanh (04/02/2016)

>   Xuất khẩu thủy sản dự báo sẽ "tăng tốc" từ Hiệp định TPP (04/02/2016)

>   Công bố toàn văn Hiệp định TPP bằng tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và bản dịch tiếng Việt (04/02/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật