Thứ Hai, 08/02/2016 20:30

Kinh tế tài chính Mỹ sau 7 năm cầm quyền của Tổng thống Obama

Năm 2008, kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng chao đảo dưới tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, 7 năm sau, nền kinh tế dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Obama đã dần thay đổi và có dấu hiệu khởi sắc. Sự chuyển biến này đã được CNN Money thể hiện rõ qua 10 biểu đồ sau đây.

Những câu hỏi cần trả lời trước khi quyết định rút khỏi thị trường

Những dấu hiệu kinh điển của “thị trường con gấu”

Tỷ lệ thất nghiệp

Nguồn: CNN Money

Tổng thống Barack Obama nhậm chức vào ngày 20/01/2009 trong bối cảnh cuộc Đại Suy thoái đang tiếp diễn. Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt khi các doanh nghiệp cố gắng cắt giảm nhân sự khi họ nhận ra nền kinh tế dường như không thể phục hồi nhanh chóng. Tỷ lệ này chạm đỉnh tại mức 10.3% (sau này được điều chỉnh thành 10%) vào tháng 10/2009, mức cao nhất trong 26 năm.

Tuy nhiên, hiện tỷ lệ thất nghiệp Mỹ chỉ còn 5% - mức mà các chuyên gia cho là “bình thường” đối với một nền kinh tế khỏe mạnh.

Tốc độ tăng trưởng việc làm

Nguồn: CNN Money

Vào đầu năm 2009, Mỹ mất khoảng 800,000 việc làm/tháng. Trước tình hình đó, Quốc hội Mỹ và Tổng thống Obama đã thông qua các biện pháp kích thích kinh tế đồng thời cắt giảm thuế suất nhằm khuyến khích các công ty tuyển dụng trở lại. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đã thực hiện các biện pháp đặc biệt nhằm củng cố nền kinh tế của quốc gia này.

Thế nhưng, hoạt động tuyển dụng vẫn diễn ra khá chậm chạp. Mãi đến tháng 05/2014, Mỹ mới có thể khôi phục toàn bộ 8.7 việc làm đã mất trong thời kỳ suy thoái.

Thời gian gần đây, số lượng việc làm tại Mỹ đã tăng vọt trở lại. Cụ thể, trong 2 năm qua, số lượng việc làm tại Mỹ đã ghi nhận đà tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 1999.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Nguồn: CNN Money

Một trong những chỉ trích nặng nề nhất đối với nền kinh tế dưới thời Tổng thống Obama là tốc độ tăng trưởng ảm đạm. Trong quá khứ, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tại Mỹ rơi vào khoảng 3% hoặc hơn.

Cuộc Đại Suy thoái đã giáng một đòn nặng nề lên nền kinh tế Mỹ. Kể từ đó, kinh tế Mỹ chỉ có thể tăng trưởng hơn 2%/năm. Năm 2015 được dự báo là năm tăng trưởng bùng nổ của nền kinh tế Mỹ, tuy nhiên Fed dự báo tốc độ tăng trưởng chỉ ở vào khoảng 2.1% do đà giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu đã kìm hãm tăng trưởng tại quốc gia này.

Thu nhập bình quân hộ gia đình

Nguồn: CNN Money

Người dân Mỹ tiếp tục lo lắng về thu nhập của mình. Khoảng 3 trong số 5 người dân tại Mỹ cho biết họ “thỉnh thoảng” hoặc “thường xuyên” lo lắng về tình hình tài chính của mình.

Phần lớn nỗi lo sợ của họ xuất phát từ thực tế thu nhập của người dân không được cải thiện. Hiện thu nhập bình quân của một hộ gia đình Mỹ rơi vào khoảng 53,650 USD, bằng với mức thu nhập bình quân trong năm 1996 sau khi điều chỉnh lạm phát.

Kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức đến nay, thu nhập của các hộ gia đình tại Mỹ vẫn chưa phục hồi.

Thị trường chứng khoán

Nguồn: CNN Money

Vào ngày 03/03/2009, Tổng thống Obama cho biết cổ phiếu được xem là khoản đầu tư khá tốt. Tuy nhiên, chưa đầy một tuần sau đó, vào ngày 09/03/2009, thị trường chứng khoán đã chạm đáy sau cuộc khủng hoảng tài chính.

Kể từ đó, thị trường chứng khoán Mỹ đã bước vào xu hướng tăng giá và cho tới nay “thị trường con bò” tại Mỹ đã kéo dài hơn 6 năm, với chỉ số S&P 500 nhảy vọt khoảng 200%. Cho đến nay, Obama được xem là một trong những Tổng thống tốt nhất đối với thị trường chứng khoán trong lịch sử hiện đại, ngay cả khi thị trường chứng khoán trượt dốc vào đầu năm 2016.

Tem phiếu thực phẩm

Nguồn: CNN Money

Gần 50 triệu người Mỹ, khoảng 15% dân số quốc gia này, cần tem phiếu thực phẩm (food stamps). Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy số lượng người phải chịu thiệt hại trong cuộc suy thoái.

Số người được cấp tem phiếu thực phẩm đã chạm đỉnh trong năm 2013 tại mức 48 triệu người và giảm nhẹ sau đó. Dù vậy, con số này vẫn còn cao hơn nhiều so với khi Tổng thống Obama nhậm chức vào năm 2009. Đây được xem là một trong những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

Lĩnh vực sản xuất

Nguồn: CNN Money

Lĩnh vực sản xuất được xem là điểm sáng trong nền kinh tế dưới thời Tổng thống Obama. Theo chỉ số sản lượng sản xuất, bức tranh của lĩnh vực này còn tốt hơn cả thời kỳ trước suy thoái.

Các nỗ lực giải cứu ngành công nghiệp ôtô đã góp phần duy trì việc làm cho người dân Mỹ và hiện doanh thu xe hơi tại Mỹ đang nhảy vọt trở lại. Bên cạnh đó, lĩnh vực năng lượng Mỹ cũng đạt được đà tăng trưởng bùng nổ, đặc biệt là việc sản xuất dầu bằng đá phiến tại Dakotas, Pennsylvania và Texas đã gia tăng thêm số việc làm trong lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực liên quan.

Trong những tháng gần đây, đà trượt dốc của giá dầu đã khiến hoạt động sản xuất trở nên trì trệ, tuy nhiên vẫn tốt hơn so với thời điểm Tổng thống Obama nhậm chức. Lĩnh vực sản xuất thậm chí còn gia tăng lượng công việc trong năm 2015 bất chấp những rào cản từ giá dầu.

Giá nhà ở

Nguồn: CNN Money

Việc có quá nhiều người mua nhà nhưng không có khả năng chi trả là một trong những nguyên nhân khiến khủng hoảng tài chính bùng nổ. Kéo theo đó, lĩnh vực nhà ở đã bị tác động nặng nề bởi cuộc Đại Suy thoái. Người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc thế chấp nhà ở.

Tuy nhiên, các tín hiệu lạc quan đã xuất hiện. Giá bán trung bình của các ngôi nhà hiện hữu tại Mỹ ở vào khoảng 220,300 USD, gần bằng với mức giá trong năm 2006, tức trước khi xảy ra khủng hoảng, Hiệp hội Quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ (NAR) cho biết.

Giá xăng

Nguồn: CNN Money

Giá xăng thường biến động dữ đội. Kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức, có thời điểm giá xăng bình quân trên cả nước đã tăng lên tới 4 USD/gallon trong năm 2011 những cũng có lúc chìm xuống mức thấp nhất tại 1.85 USD/gallon trong tháng 1/2009.

Hiện nay, giá nhiên liệu này đang ở mức 2 USD/gallon. Nhiều người dân Mỹ đã tiết kiệm được hàng trăm USD/năm từ việc đổ xăng.

Khoản nợ của Chính phủ Mỹ

Nguồn: CNN Money

Quốc hội và Tổng thống Obama đã chi một khoản tiền lớn để kích thích nền kinh tế trong và sau cuộc Đại Suy thoái. Do đó, kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức, năm nào ngân sách Mỹ cũng bị thâm hụt, mặc dù khoản thâm hụt này giảm dần qua các năm. Mức thâm hụt gần nhất là con số thấp nhất kể từ năm 2007.

Nhiều nhà kinh tế theo dõi hệ số Nợ/GDP để đánh giá khoản nợ của Chính phủ Mỹ trong tương quan với quy mô của nền kinh tế.

Khi Tổng thống Obama nhậm chức, hệ số này dao động tại mức 50%. Hiện tại, hệ số Nợ/GDP năm 2015 đã tăng lên 75%, theo ước tính của Nhà Trắng./.

Các tin tức khác

>   Một cuộc suy thoái tồi tệ hơn năm 2008 đang đến gần? (07/02/2016)

>   “Venezuela có thể phải đổi vàng lấy tiền trả nợ” (07/02/2016)

>   Hãng Toyota nâng dự báo lợi nhuận của tài khóa 2015 (06/02/2016)

>   Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt các ngân hàng nhà nước Zimbabwe (06/02/2016)

>   Công ty luật ở London đòi phí hơn 1.400 USD cho một giờ tư vấn (06/02/2016)

>   Nền kinh tế Indonesia tăng trưởng chậm nhất trong 6 năm qua (06/02/2016)

>   Ngân hàng AIIB chính thức bổ nhiệm nhóm lãnh đạo cấp cao (06/02/2016)

>   Dầu lao dốc 8%/tuần, xăng rớt mốc 1 USD lần đầu tiên từ cuối 2008 (06/02/2016)

>   Nga phá âm mưu tấn công toàn bộ hệ thống ngân hàng toàn cầu (05/02/2016)

>   “Hàng chục máy bay chở tiền từ nước ngoài về Venezuela” (05/02/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật