Thứ Sáu, 26/02/2016 17:56

Chứng khoán Tuần 22 - 26/02: Dầu khí cùng Tài chính nhấc bổng thị trường

Đà tăng tích cực của nhóm cổ phiếu Tài chính và Dầu khí đã giúp nhấc bổng thị trường trong tuần qua. Giao dịch thị trường diễn ra sôi động hơn tuy nhiên sức nóng của dòng tiền đã giảm dần về cuối tuần

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 15-19/02/2016

Giao dịch: Dầu khí cùng Tài chính nhấc bổng thị trường. Các chỉ số thị trường bứt phá trong tuần qua. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần tăng 2.17% đứng tại 566.11 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần tăng 1.61% đang dừng ở 79.06 điểm.

Dòng tiền tiếp tục hoạt động sôi nổi trong tuần qua. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 134.6 triệu đơn vị/phiên tăng 21% so với tuần giao dịch trước; trên sàn HNX đạt 45.8 triệu cổ phiếu/ phiên tăng 31%.

Đà tăng của thị trường được kéo dài trong tuần qua. Tuy vậy mức độ lan tỏa sắc xanh không quá lớn khi đà tăng chỉ tập trung ở một số nhóm cổ phiếu nhất định. Trong đó nổi bật nhất là nhóm cổ phiếu Tài chính và Dầu khí.

Sự hồi phục tích cực của giá dầu đã giúp cho các cổ phiếu trong nhóm như GAS, PVD, PVS, PVC… nổi sóng trong các phiên đầu tuần. Đà tăng mạnh ở những cổ phiếu này đã góp phần không nhỏ giúp các chỉ số thị trường nới rộng đà tăng ở các phiên này.

Ngoài ra đà tăng của thị trường còn có sự nâng đỡ từ nhóm cổ phiếu Tài chính bao gồm Ngân hàng, Chứng khoán và Bảo hiểm. Trong đó (i) những thảo luận liên quan đến việc mở room khối ngoại ở nhóm cổ phiếu Chứng khoán và một số cổ phiếu Bảo hiểm (ii) và thông tin về việc một số Ngân hàng lớn có thể được phép nâng tỷ lệ vay nợ trên tổng huy động từ mức 80% lên 90% đã thúc đẩy dòng tiền đổ mạnh vào các nhóm cổ phiếu này.

Phiên giao dịch ngày thứ năm (25/02) các chỉ số thị trường có phiên điều chỉnh. Áp lực bán tăng cao trong phiên này xuất phát từ việc (i) giá dầu giảm trở lại ảnh hưởng lên giao dịch nhóm cổ phiếu Dầu khí (ii) áp lực chốt lời tăng cao sau các phiên tăng điểm khá mạnh trước đó (iii) và đặc biệt là việc TTCK Trung Quốc giảm sâu đã khiến giới đầu tư e ngại và bán ra. Thanh khoản thị trường cũng giảm mạnh trong phiên này.

Thị trường đã nhanh chóng lấy lại sắc xanh trong phiên cuối tuần dưới sự dẫn dắt của các cổ phiếu lớn như MSN, VNM, GAS, VCB, ACB… Tuy vậy, sự sôi động đã không còn nữa khi khối lượng khớp lệnh tiếp tục thụt lùi mạnh.

Nhà đầu tư nước ngoài: mua ròng 127 tỷ đồng trên cả hai sàn. Trong đó, họ mua ròng trên HOSE 134 tỷ đồng và bán ròng trên HNX với gần 7 tỷ đồng. Lực mua ròng của khối ngoại trên HOSE tập trung chủ yếu trong phiên giao dịch cuối tuần và tập trung chính ở một số cổ phiếu như MBB và mua ròng nhẹ ở một số cổ phiếu chủ chốt của thị trường như GAS, MSN, CTG, BVH, SSI. Tuy không tạo tác động quá mạnh lên chỉ số, nhưng việc khối ngoại mua ròng trở lại ở một số cổ phiếu dẫn dắt đã giúp giảm bớt tâm lý e ngại của giới đầu tư.

Trên HOSE, lực mua ròng tập trung mạnh nhất là ở MBB với 304 tỷ đồng, tiếp theo là KBC với 38.5 tỷ đồng, SSI với 32.4 tỷ đồng, GAS với 26 tỷ đồng… Về phía bán ròng là các mã như VIC với 98 tỷ đồng, tiếp theo là DRC với 72.6 tỷ đồng, HHS với 57.1 tỷ đồng, DPM với 41.4 tỷ đồng...

Trên sàn HNX, giá trị bán ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở VND với 10.7 tỷ đồng, PVS với 5.8 tỷ đồng và NDN với 3.6 tỷ đồng; ngược lại mua ròng chủ yếu ở CHPLAS với 7.0 và 6.1 tỷ đồng.

Cổ phiếu đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh đáng chú ý trên sàn HOSE là BGM với 22.73%, BIC với 22.22%, HCM với 16.79%, trên sàn HNX là SPI với 35.71% và BAM với 25%.

BGM tăng 22.73% và BAM tăng 25%. BGM và BAM tăng điểm mạnh trong tuần qua khi không có thông tin mới. Nhiều khả năng đà tăng của các cổ phiếu này đến từ xu hướng tích cực của giá vàng được duy trì trong tuần qua.

BIC tăng 22.22%. BIC tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng xuất phát từ thông tin tích cực liên quan đến việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng ý nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại BIC từ 21.5% lên 49%.

HCM tăng 16.79%. HCM tăng mạnh trong tuần qua khi không đón nhận thông tin mới liên quan đến HĐKD. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ đã chảy vào cổ phiếu này khi xuất hiện các thảo luận liên quan đến việc nới room của nhà đầu tư nước ngoài ở một số CTCK.

SPI tăng 35.71%. SPI tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng xuất phát từ dòng tiền đầu cơ đổ vào cổ phiếu này. Đáng chú ý KQKD năm 2015 của SPI không mấy tích cực. Cụ thể, dù doanh thu đạt 72 tỷ đồng tăng hơn 10 lần so với 2014, nhưng LNST của cổ đông công ty mẹ chỉ đạt vỏn vẹn 334 triệu đồng và giảm 49.5%.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là LHG với 6.5%; trên HNX không có cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý.

LHG giảm 6.5%. LHG giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng xuất phát từ hoạt động chốt lời diễn ra khi cổ phiếu này đã tăng mạnh trong tuần trước. Áp lực chốt lời diễn ra sau khi thông tin Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận đăng ký mua thêm gần 1.2 triệu cp của LHG trong khoảng thời gian từ ngày 22/02 đến 21/03/2016 được công bố. Nếu giao dịch thành công, Phát triển Công nghiệp Tân Thuận sẽ nắm giữ hơn 13 triệu cp tương đương với 49.9% vốn LHG.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

 

 

 

 

Các tin tức khác
Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật