Thứ Năm, 25/02/2016 13:49

Chính thức lập Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam

Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam - do Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Công ty Cổ phần Him Lam xúc tiến thành lập - đã được chấp thuận và chính thức thành lập, theo quyết định mới đây của Bộ Nội vụ.

Đây là kết quả của quá trình trên một năm chuẩn bị, kể từ sau hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc-ca tại Tây Nguyên” tổ chức ngày 7/2/2015 tại Đà Lạt, Lâm Đồng, do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Kinh tế Trung ương, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì.

Theo quyết định của Bộ Nội vụ, Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp được tổ chức và hoạt động theo điều lệ Hiệp hội do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ các quy định của pháp luật và chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực của Hiệp hội.

Trong một năm qua, bên cạnh việc xúc tiến thành lập Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam, hai đơn vị LienVietPostBank và Him Lam đã triển khai nhiều hoạt động trong khuôn khổ chương trình phát triển mắc-ca trở thành cây trồng lâm-nông-công nghiệp chiến lược mới tại Việt Nam, như tổ chức các đoàn thực tế trong nước và các nước hàng đầu về công nghiệp mắc-ca (Úc, Trung Quốc, Nam Phi, Mỹ…); thuê chuyên gia nước ngoài và trong nước tư vấn lập chiến lược phát triển; tài trợ nghiên cứu về mắc-ca; xây dựng quy định sản phẩm cho vay đầu tư phát triển cây mắc-ca…

Tại Việt Nam đã hình thành 3 dự án nhà máy chế biến mắc-ca, trong đó Him Lam có kế hoạch xây dựng 2 nhà máy ở Bình Dương và Bảo Lộc - Lâm Đồng, Công ty TNHH My Anh - Khe Sanh (do doanh nghiệp Úc đầu tư vào Việt Nam) đã xây xong nhà máy ở Khe Sanh - Quảng Trị.

Tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2015 và định hướng năm 2016 của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tổ chức ngày 6/1/2016 tại Kon Tum, đại diện LienVietPostBank đã đưa ra một số nhóm đề xuất chính để tiếp tục phát triển cây mắc-ca trong thời gian tới.

Trong đó, đáng chú ý là đề nghị Chính phủ thay đổi quy định về hỗ trợ trồng cây mắc-ca, theo hướng quy định thống nhất là trồng 1 ha mắc-ca thì được Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng để xây dựng vườn trồng, nhằm hỗ trợ những người trồng mắc-ca không có nhiều điều kiện kinh tế, trong bối cảnh phần lớn đất riêng của hộ dân trồng mắc-ca có diện tích dưới 50 ha (quy định hiện hành chỉ hỗ trợ 15 triệu đồng cho các hộ trồng từ 50 ha trở lên).

Thứ hai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ nên ban hành định hướng, còn xác định cụ thể quy hoạch từng địa phương thì do địa phương chịu trách nhiệm.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước ban hành chủ trương ưu đãi về nguồn vốn để triển khai các sản phẩm tín dụng cho việc phát triển cây mắc-ca, bao gồm các chính sách ưu đãi về lãi suất và kỳ hạn vay tái cấp vốn.

Huy Minh

vneconomy

 

Các tin tức khác

>   Giá thức ăn giảm kỷ lục, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thở phào (25/02/2016)

>   Đường Thái 'giết chết' đường Việt (25/02/2016)

>   Điều gì giúp giá đường tăng mạnh nhất 23 năm? (24/02/2016)

>   Càphê Việt nhắm đến thị trường châu Á qua cửa ngõ Singapore (03/03/2016)

>   ISO: Giá đường sẽ tăng do sản lượng giảm sút (24/02/2016)

>   Tìm cách gỡ khó cho cà phê (23/02/2016)

>   Gạo VN vắng bóng tại các siêu thị ở Trung Quốc (23/02/2016)

>   Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo “khát” thông tin về thị trường (23/02/2016)

>   Sản lượng lúa đông xuân 2015-2016 giảm mạnh (22/02/2016)

>   6 thị trường trọng điểm xuất khẩu nông lâm thủy sản trong năm 2016 (19/02/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật