Bán tháo tái diễn trên thị trường chứng khoán châu Á
13h30: Vào giữa phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản rớt 3.54% trong khi chỉ số Topix lao dốc 3.55%.
Tiếp tục cập nhật…
* Hàn Quốc công bố các biện pháp kích thích mới
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi sụt 1.09% vào cuối buổi sáng ngày thứ Tư. Trong khi đó, chỉ số ASX của Australia hạ 1.98%.
Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lùi 1.01% và chỉ số Shenzhen Composite rút ngắn đà lao dốc chỉ còn giảm 0.38%.
Tương tự, tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng trượt dốc 2.87%, sau khi sụt giảm 3.32% vào đầu phiên. Chỉ số Taiex của Đài Loan lùi 0.73%.
Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính của châu Á chiều 03/02
Nguồn: Marketwatch
|
Số liệu được công bố sáng ngày thứ Tư cho thấy chỉ số PMI dịch vụ của Trung Quốc cho thấy trong tháng 01/2016, lĩnh vực này tăng trưởng mạnh nhất trong 6 tháng. Chỉ số PMI tăng từ mức 50.2 trong tháng 12/2015 lên 52.4 trong tháng 01/2016.
Trên thị trường năng lượng, hợp đồng dầu WTI tương lai giảm tiếp 0.7% xuống 29.67 USD/thùng, sau khi rớt 5.5% trong giờ giao dịch tại Mỹ. Hợp đồng dầu Brent giao tháng 4 lùi 0.61% xuống 32.52 USD/thùng, sau đà lao dốc 5.23% trong đêm qua.
09h00: Nikkei 225 sụt 3% kích chứng khoán châu Á trượt dốc
Các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh vào đầu phiên giao dịch ngày thứ Tư, sau khi Phố Wall bị bán tháo 2% đêm qua trong bối cảnh giá dầu trượt dốc.
* Dow Jones sụt 300 điểm khi dầu trượt dốc hơn 5%
Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính của châu Á sáng 03/02
Nguồn: Marketwatch
|
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 rớt 2.91% trong khi chỉ số Topix lao dốc 3.06%. Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc lùi 1.13% vào sáng ngày thứ Tư.
Tại Australia, chỉ số ASX 200 hạ 1.65%, với mọi lĩnh vực của chỉ số này đều chìm trong sắc đỏ. Cụ thể, lĩnh vực năng lượng lao dốc 3.3% trong khi lĩnh vực tài chính và nguyên vật liệu lần lượt sụt giảm 1.91% và 2.78%.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ (WTI) tương lai rớt 33 xu (tương ứng 1.1%) xuống 29.55 USD/thùng, sau khi trượt dốc 5.5% trong giờ giao dịch tại Mỹ. Trong đêm qua, hợp đồng dầu Brent giao tháng 4 mất 1.79 USD (tương ứng 5.23%) còn 32.43 USD/thùng.
Được biết, trong tuần trước, giá dầu tăng mạnh nhờ nhận định của Nga về việc Ả-rập Xê-út, nhà sản xuất dầu lớn nhất Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đang cân nhắc cắt giảm sản lượng 5%.
Đêm qua, tại Mỹ, chỉ số Dow Jones giảm 295.64 điểm (tương ứng 1.8%) xuống 16,153.54 điểm, chỉ số S&P 500 mất 36.35 điểm (tương ứng 1.87%) còn 1,903.03 điểm và chỉ số Nasdaq Composite rớt 103.42 điểm (tương ứng 2.24%) xuống 4,516.95 điểm./.
|