Thứ Ba, 19/01/2016 14:03

Vui chăng… một phút huy hoàng

Lên đỉnh chỉ trong một thời gian ngắn để rồi sau đó tuột dốc mạnh, thậm chí mức giá sau khi lao dốc còn thấp hơn rất nhiều so với mức giá ban đầu là diễn biến của nhiều cổ phiếu Việt trong năm 2015 vừa qua. Những cổ phiếu này chắc chắn đã khiến không ít nhà đầu tư lao đao nếu không cắt lỗ hoặc chốt lời kịp thời.

* 10 cổ phiếu Việt giảm mạnh nhất trong năm 2015

* 10 cổ phiếu Việt tăng mạnh nhất trong năm 2015

DAG: Vút cao rồi tuột không phanh

Nằm trong danh sách những cổ phiếu đứng đầu ngành nhựa, nhưng cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á lại không duy trì được phong độ lâu. Giai đoạn uptrend bắt đầu khi FIT mua hơn 1 triệu cổ phiếu DAG – gần 6% vốn và trở thành cổ đông lớn. Thời điểm đó cũng xuất hiện những thông tin liên quan đến việc có hay không dự định thâu tóm DAG của FIT trong những đợt phát hành cổ phiếu kế tiếp. Đỉnh giá của DAG được thiết lập ở mức giá 20,300 đồng vào ngày 11/06/2015 – chính vào ngày giấy chứng nhận đăng ký chào bán gần 21 triệu cổ phiếu của công ty được cấp. Đây là mức giá cao nhất trong 5 năm qua của DAG.

Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn ngủi ở mức giá này, DAG đã nhanh chóng lao dốc không phanh với những pha giảm điểm liên tiếp. Sau 3 phiên kịch sàn các ngày 23,24 và 25 tháng 6, DAG đã quay về mức giá 14,400 đồng/cp. Mặc dù giai đoạn sau đó thị giá cổ phiếu DAG vẫn vẫn có nhiều pha gượng dậy nhưng không thể bứt phá trở về mức giá cũ.

Có lẽ, những đồn thổi về thương vụ giữa FIT – DAG đã dựng lên con sóng cao và chóng tàn này. Cổ phiếu DAG đã phải trả lại những gì không thuộc về mình và kết năm 2015 tại mức giá 11,600 đồng/cp. Cũng tại thời điểm này, tỷ lệ vốn DAG mà FIT danh nghĩa nắm giữ vẫn duy trì ở con số gần 6% như những ngày đầu tháng 5.

Biểu đồ giá cổ phiếu DAG trong năm 2015

 

FID: Dấu ấn của “lính mới” lên sàn

Vừa chính thức niêm yết trên sàn HNX vào cuối tháng 5/2015 nhưng CTCP Đầu tư và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam (HNX: FID) đã sớm để lại ấn tượng mạnh trong mắt nhà đầu tư.

Theo đó, sau 3 tháng niêm yết, thị trường chứng kiến một đợt tăng giá chóng mặt của FID để xác lập mức kỷ lục cho riêng mình tại 20,300 đồng/cp vào ngày 03/09. Để rồi, chỉ với 3 phiên giảm sàn liên tiếp vào các ngày 07,08 và 09/09 đã khiến cho thị giá của FID quay trở về mức giá 12,600 đồng/cp. Chưa dừng lại, giá cổ phiếu FID tiếp tục giảm mạnh nhiều phiên sau đó và chạm ngưỡng thấp kỷ lục là 9,100 đồng vào ngày 24/09.

Giai đoạn cuối của năm 2015 chứng kiến những nỗ lực tăng giá của FID nhưng kết thúc năm, cổ phiếu này vẫn chỉ ở mức 11,600 đồng/cp.

Biểu đồ giá cổ phiếu FID trong năm 2015

 

Mới “chân ướt chân ráo” lên sàn chứng khoán, FID đưa kế hoạch kinh doanh đầy táo bạo với hàng loạt con số khủng: vốn điều lệ, doanh thu và lợi nhuận cùng tăng gấp 3-4 lần. Cụ thể, vốn sẽ tăng từ 100 lên 300 tỷ đồng bằng việc phát hành cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:2; doanh thu đề ra 560 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế sẽ ở mức 63 tỷ đồng. Song, đến thời điểm 9 tháng đầu năm 2015, lợi nhuận trước thuế mà FID đạt được chỉ gần 13 tỷ đồng, đạt 20% so với kế hoạch năm, với doanh thu thuần chỉ có 97 tỷ đồng.

GMC: Thất bại ở vùng giá cao

GMC của Sản xuất Thương mại May Sài Gòn có lẽ là cổ phiếu khiến nhà đầu tư có nhiều phen thót tim trong năm qua. Từ vùng giá 34,800 đồng/cp vào giữa tháng 5/2015, GMC đã trải qua một giai đoạn tăng điểm mạnh nhưng khá chông chênh với nhiều đợt trồi sụt liên tiếp để lên tới vùng giá 51,000 đồng/cp vào ngày 08/10.

Song, phút huy hoàng của GMC đã nhanh chóng lụi tàn khi sau đó là những chuỗi phiên giảm điểm liên tiếp. Mặc dù những đợt giảm này không liền mạch và có nhiều sóng tăng nhẹ sau đó, nhưng xu hướng giá cổ phiếu GMC xét từ giữa tháng 10 đến cuối năm 2015 là giảm mạnh. Kết quả, đến ngày 31/12/2015, giá cổ phiếu GMC chỉ còn 36,800 đồng/cp, tương ứng mức giảm 25% so với mức đỉnh đạt được.

Biểu đồ giá cổ phiếu GMC trong năm 2015

Cú “nốc ao” của KVC

Cổ phiếu KVC của Sản xuất XNK Inox Kim Vĩ cũng là trường hợp điển hình cho một “tân binh” mới lên sàn trong năm 2015. Sau hơn một tháng liên tục bứt phá với đỉnh giá sau cao hơn đỉnh giá trước, ngày 24/07/2015, KVC đã chạm mức giá cao nhất là 39,400 đồng/cp kể từ ngày đầu tiên niêm yết.

Và thời khắc hoàng kim đó của KVC cũng không kéo dài bởi trong chớp mắt giá cổ phiếu KVC đã “thả phanh” rớt thảm. Chưa đầy một tháng sau đó, thị giá KVC chỉ bằng ¼ so với đỉnh giá của cổ phiếu trong năm, về bằng đúng mệnh giá 10,000 đồng/cp. Đến hết năm 2015, thị giá cổ phiếu KVC đã giảm mạnh xuống sát mệnh giá, và “bốc hơi” hơn 70% so với mức giá cao kỷ lục đã đạt được.

Biểu đồ giá cổ phiếu KVC trong năm 2015

Kết quả kinh doanh của KVC cũng không thực sự ấn tượng khi lãi 9 tháng đầu năm 2015 đạt hơn 12 tỷ đồng, bằng 43% kế hoạch cả năm. Riêng kết quả quý 3/2015 thì chỉ lãi hơn 1 tỷ đồng.

Mới đây KVC đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường 2015 để thông qua phương án phát hành thêm 33 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn từ 165 tỷ đồng lên 495 tỷ đồng, mục đích là xây dựng nhà máy mở rộng hoạt động sản xuất./.

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/01/2016: VN-Index test lại Falling Window phiên trước (19/01/2016)

>   SBT và NT2 vào rổ VN30 từ 25/01 thay cho CSM và VSH (19/01/2016)

>   Ngày cuối bình chọn Top 5 DNNY có hoạt động IR tốt nhất 2015 (21/01/2016)

>   Sắc màu nào cho VN-Index trong dịp trước và sau Tết nguyên đán? (19/01/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 19/01: VN-Index hồi phục hơn 9 điểm (19/01/2016)

>   Chứng khoán rớt sâu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lên tiếng (18/01/2016)

>   Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại Sài Gòn 5: Bổ sung thông tin về tình hình công nợ (18/01/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 19/01 (19/01/2016)

>   19/01: Bản tin 20 giờ qua (19/01/2016)

>   Ngày 19/01/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (19/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật