Thuế suất thuế tài nguyên năm 2016 tăng 2-5%
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, từ ngày 01/7/2016, Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, thuế suất đối với nhóm khoáng sản kim loại như sau:
- Sắt: tăng từ 12% lên 14%
- Măng gan: tăng từ 11% lên 14%
- Ti-tan: tăng từ 16% lên 18%
- Vàng: tăng từ 15% lên 17%
- Đất hiếm: tăng từ 15% lên 18%
- Bạch kim, bạc, thiếc: tăng từ 10% lên 12%
- Vônphờram, ăng-ti-moan: Tăng từ 18% lên 20%
- Chì, kẽm: tăng từ 10% lên 15%
- Nhôm, Bôxít: vẫn giữ nguyên mức 12%
- Đồng: tăng từ 13% lên 15%
- Niken: vẫn giữ nguyên mức 10%
- Khoáng sản kim loại khác (bao gồm cả côban, môlipđen, thủy ngân, manhê, vanadi): tăng từ 10% lên 15%
Đồng thời, Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 quy định mức thuế suất tài nguyên đối với khoáng sản không kim loại; sản phẩm của rừng tự nhiên; hải sản tự nhiên; nước thiên nhiên; yến sào thiên nhiên và một số tài nguyên khác; dầu thô và khí thiên nhiên, khí than.
Biểu thuế nhập khẩu hàng hóa từ Lào
Theo Thông tư số 216/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam – Lào có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/02/2016 đến ngày 03/10/2020, có 3 loại danh mục thuế suất như sau:
- Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ Lào khi nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế nhập khẩu ATIGA.
- Danh mục hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Lào khi nhập khẩu vào Việt Nam không được hưởng ưu đãi thuế quan.
- Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ Lào khi nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan 0% hàng năm.
Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Lào, đăng ký tờ khai hải quan kể từ ngày 03/10/2015 đến trước ngày 14/02/2016, nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này thì được áp dụng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Thông tư số 216/2015/TT-BTC thay thế cho Thông tư 36/2012/TT-BTC.
|
|