Thứ Hai, 25/01/2016 13:08

Thấy gì từ gần một nửa DNNY đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2015?

Theo thống kê của Vietstock, tính đến ngày 25/01/2016 đã có trên 300 doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo tài chính quý 4/2015, tương ứng với gần một nửa số doanh nghiệp niêm yết trên sàn (không xét ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán).

Một tín hiệu đáng mừng là chỉ khoảng 7% trong số này báo thua lỗ năm 2015, số doanh nghiệp tuy có lãi nhưng sụt giảm so với năm trước chiếm khoảng 30%. Mức lỗ đậm nhất đang thuộc về Thuận Thảo (HOSE: GTT) với 119 tỷ đồng, nối gót liền sau đó là Than Mông Dương – Vinacomin (HNX: MDC) khi báo lỗ 101 tỷ đồng.

Đối với Thuận Thảo, năm 2015 là năm thứ hai liên tiếp báo lỗ đậm, mức lỗ lũy kế hai năm qua đã lên đến con số 302 tỷ đồng. Vấn đề của Thuận Thảo tính đến hiện tại vẫn là thu không đủ bù chi đồng thời còn gánh thêm chi phí lãi vay lên đến 77 tỷ đồng, dù đã giảm 16% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn còn quá lớn. Nếu như các năm trước Công ty có nguồn lợi nhuận khác từ thanh lý tài sản, đánh giá lại tài sản hay nợ được xóa giúp thoát lỗ thì hai năm trở lại đây nguồn này đã không còn, hay thậm chí còn thua lỗ.

Còn Than Mông Dương lại là năm đầu tiên báo lỗ sau nhiều năm hoạt động ổn định. Nguyên nhân đến từ khách quan là trận mưa lũ lịch sử ở Quảng Ninh vào tháng 7/2015, điều này khiến cho Công ty bị thiệt hại nặng nề và báo lỗ gần 118 tỷ đồng trong quý 3. Trong quý 4/2015, MDC đã khắc phục được phần nào và báo lãi ròng 34 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Một số đơn vị khác như VIS hay HMC bất ngờ lỗ lớn trong quý 4 dẫn đến cả năm lỗ đậm.

Khá hơn một chút, Sông Đà Cao Cường (HNX: SCL) tuy không lỗ nhưng lãi lẹt đẹt 441 triệu đồng, chỉ bằng 2% năm 2014. Nguyên nhân lãi sụt giảm mạnh được Công ty cho biết là doanh thu giảm nhưng chi phí tài chính không giảm và chi phí bán hàng tăng cao.

Hay Nam Việt (HOSE: ANV) cũng giảm mạnh lãi ròng từ 61 tỷ xuống còn 4.7 tỷ trong năm 2015. Tình hình tại ANV sẽ không tệ đến vậy nếu như quý 4 không bất ngờ xuất hiện khoản lỗ liên kết liên doanh lên đến 66 tỷ đồng dẫn đến bị lỗ ròng 25 tỷ đồng. Được biết khoản lỗ này xuất phát từ Công ty DAP2-Vinachem, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản. Được biết, gần đây HĐQT ANV đã quyết định thoái vốn tại đây để tập trung cho mảng kinh doanh thủy sản.

Ở chiều ngược lại, thị trường ghi nhận nhiều doanh nghiệp có tốc độ bứt phá đáng kể, trong đó có rất nhiều trường hợp bất ngờ quý 4 lãi lớn dẫn đến lãi ròng cả năm tăng trưởng tính bằng chục lần. VPH, KAC, AGM, TEGLO5 là những đơn vị như vậy. Đặc biệt nhất là Vạn Phát Hưng (HOSE: VPH), cho đến 9 tháng đầu năm vẫn báo lỗ 7 tỷ đồng, bất ngờ quý 4 có khoản lợi nhuận khác lên đến 131 tỷ đồng kéo lãi ròng cả năm đạt 93 tỷ đồng, tăng trưởng 30 lần so với năm 2014.

Còn Xuất nhập khẩu An Giang (HOSE: AGM) nhờ lãi đầu tư cổ phiếu 61 tỷ đồng trong quý 4 mà cả năm ghi nhận khoản lãi nhảy vọt lên 42.2 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với con số lỗ hơn 2 tỷ ở năm 2014. Đối với Đầu tư Địa ốc Khang An (HOSE: KAC) nhờ chuyển nhượng bất động sản mà ghi nhận doanh thu đạt 161 tỷ đồng trong quý 4/2015 đem về khoản lãi 20.4 tỷ đồng, qua đó lũy kế cả năm lãi tăng trưởng gần 14 lần đạt 19.8 tỷ đồng.

Ngoài ra, cũng rất thiếu sót nếu không nhắc đến các doanh nghiệp đã đảo ngược tình thế ngoạn mục, lãi ròng năm 2015 đạt giá trị lớn trong khi cùng kỳ năm trước bị lỗ nặng. Tập đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) là một trường hợp điển hình. Năm 2014, OGC bị lỗ đậm 2,404 tỷ đồng thì năm 2015 lãi ròng lên đến 1,392 tỷ đồng với phần lớn đến từ lãi chuyển nhượng cổ phần Ngôi sao Xanh (Blue Star) thực hiện trong quý 3. Còn quý 4/2015, hoạt động của OGC không quá nhiều điểm sáng khi doanh thu giảm 59% chỉ đạt 228 tỷ đồng; lãi ròng 41 tỷ đồng.

Còn Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (HNX: SHN) lại lãi lớn theo một cách rất riêng. Chỉ trong chưa đầy 2 tuần, nhờ lướt song cổ phiếu Sapa Hưng Yên và Tân Hoàng Cầu mà SHN đã kiếm lời đến 252 tỷ đồng. Qua đó, lãi ròng cả năm của Công ty đạt 330 tỷ đồng, rất cải thiện so với số lỗ 79 tỷ đồng năm 2014.

Các tin tức khác

>   S99: Thoát lỗ nhờ "chơi chứng khoán" (25/01/2016)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tại ngày 24/01/2016 (25/01/2016)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tại ngày 22/01/2016 (25/01/2016)

>   FPTS: Báo cáo Quản trị Công ty năm 2015 (25/01/2016)

>   DTA: Giải trình biến động lợi nhuận trên BCTC Q4-2015 (25/01/2016)

>   HVS: Kết quả ĐHĐCĐ bất thường năm 2016 (25/01/2016)

>   TKC: Báo cáo tài chính quý 4/2015 (25/01/2016)

>   PSE: Báo cáo tài chính quý 4/2015 (25/01/2016)

>   NTL: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2015 (25/01/2016)

>   SRC: Giải trình Kết quả kinh doanh Q4-2015 (25/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật