Thứ Sáu, 29/01/2016 12:16

NHTW Nhật lần đầu áp dụng chính sách lãi suất âm

Nikkei 225 vọt 3% và đồng JPY trượt dài 2% so với đồng USD sau thông báo của BoJ

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đang tăng cường các nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế với việc lần đầu tiên áp dụng mức lãi suất âm khi cuộc họp chính sách 2 ngày kết thúc vào ngày thứ Sáu.

* Fed ngừng nâng lãi suất và theo sát diễn biến kinh tế tài chính toàn cầu

 

Theo CNN Money, BoJ bất ngờ tuyên bố sẽ áp dụng mức lãi suất âm 0.1% và có thể tiếp tục hạ lãi suất xuống mức thấp hơn nếu cần thiết. Mức lãi suất này đồng nghĩa với việc BoJ sẽ tính phí 0.1% đối với các khoản tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương.

Với động thái này, BoJ hy vọng sẽ khuyến khích các ngân hàng cho vay và chống chọi với đà suy giảm kinh tế tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Ngoài BoJ, trước đó Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã áp dụng mức lãi suất âm. Được biết, quyết định của BoJ được thông qua với tỷ lệ suýt soát 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống tại cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2016.

Về mặt lý thuyết, lãi suất âm sẽ khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm ít hơn và chi tiêu nhiều hơn. Họ cũng có thể khiến đồng nội tệ suy yếu, qua đó làm lợi cho các nhà xuất khẩu.

Bên cạnh đó, BoJ cho biết chương trình mua trái phiếu Chính phủ hoặc các quỹ ETF của ngân hàng này sẽ không thay đổi.

Giới đầu tư đã phản ứng tích cực với thông báo của BoJ. Theo đó, chỉ số Nikkei 225 vọt 3% và đồng JPY trượt dài 2% so với đồng USD. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, các chỉ số tương lai tăng 1%.

Sự bấp bênh của các thị trường tài chính từ đầu năm 2016 đến nay đã tác động đặc biệt nặng nề đến Nhật Bản. Trước động thái của BoJ, chứng khoán Nhật Bản đã chìm khoảng 10% so với thời điểm đầu năm nay và đồng JPY liên tục tăng giá.

Trong khi đó, đà lao dốc của giá dầu thô càng khiến BoJ khó đạt được mục tiêu lạm phát 2%.

BoJ cho rằng kinh tế Nhật Bản đang phục hồi vừa phải nhưng bày tỏ lo ngại về đà lao dốc của giá dầu và triển vọng bất ổn của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc.

Nhật Bản đã chống chọi với tình trạng giảm phát trong một thời gian dài với giá cả vẫn còn trì trệ bất chấp các biện pháp kích thích mạnh mẽ của BoJ trong các năm gần đây, bao gồm chương trình mua trái phiếu khổng lồ.

BoJ đưa ra thông báo trên ngay sau thông báo quan trọng của các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới giữa bối cảnh các thị trường toàn cầu biến động khá mạnh trong thời gian vừa qua.

Tuần trước, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đã nhấc bổng các thị trường chứng khoán toàn cầu khi cho biết ngân hàng này có thể bơm thêm tiền sớm nhất là vào tháng 3 nếu cần thiết.

Và mới hôm thứ Tư, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng cho rằng cơ quan này đang theo dõi các diễn biến kinh tế và tài chính toàn cầu./.

Các tin tức khác

>   Lần đầu tiên từ năm 1995, Trung Quốc thiết lập mục tiêu tăng trưởng kinh tế (05/03/2016)

>   Đức đã “hồi hương” 210 tấn vàng (29/01/2016)

>   Tiền trốn thuế tại Italy tương đương với hơn 30% GDP (29/01/2016)

>   Kinh tế Mỹ vẫn còn mạnh, nỗi lo suy thoái được xoa dịu (05/03/2016)

>   Vàng rút khỏi đỉnh 12 tuần sau cuộc họp của Fed (29/01/2016)

>   OPEC phủ nhận kế hoạch nhóm họp với Nga về khả năng cắt giảm sản lượng (29/01/2016)

>   Nga chi gần 10 tỷ USD đối phó khủng hoảng tài chính trong nước (28/01/2016)

>   Ngân hàng nhân dân Trung Quốc “bơm” thêm 52 tỷ USD vào nền kinh tế (28/01/2016)

>   Kinh tế Đức dự kiến đạt mức tăng trưởng 1,7% trong năm 2016 (28/01/2016)

>   IMF cải tổ gia tăng quyền lực cho Trung Quốc, Ấn Độ và Nga (28/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật