Thứ Sáu, 22/01/2016 15:12

Năm qua các CTCK làm ăn thế nào?

Trong số các CTCK đã công bố kết quả kinh doanh năm 2015, có 47 công ty báo lãi và 13 doanh nghiệp bị lỗ. Tuy số đơn vị có lãi chiếm đa số nhưng lợi nhuận nhìn chung không bằng năm trước.

Những CTCK báo lãi năm 2015 (ĐVT: Triệu đồng)
Nguồn: VietstockFinance
*: Công ty mẹ

Đứng đầu về tỷ trọng tăng trưởng trong danh sách CTCK báo lãi năm 2015 là KIS với mức lãi ròng đạt gần 73 tỷ đồng, tăng 14 lần so với năm 2014. Ở những vị trí kế tiếp là CTCK Việt Thành (VTSC), CTCK Phương Đông (ORS) khi có mức tăng trưởng tương đối ấn tượng. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn thì kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 của hai đơn vị này quá thấp nên mức tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2015 mới có bước tiến vượt bậc như vậy.

Xét về mức lãi ròng tuyệt đối trong năm, không thể không nhắc tới “ông lớn” SSI – doanh nghiệp luôn nắm giữ thị phần môi giới lớn ở cả HOSE và HNX. Năm 2015, SSI có mức tăng trưởng 30% với con số lãi ròng tuyệt đối cao nhất toàn ngành chứng khoán, đạt gần 967 tỷ đồng. Nguồn thu của SSI chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn và hoạt động khác, đạt tương ứng là 575 và 566 tỷ đồng. Ngoài ra, việc hoàn nhập dự phòng 352 tỷ đồng cũng là một nguyên nhân chính giúp lãi tăng mạnh.

Tiếp đó là CTCK Kỹ thương (TCBS) với mức lãi ròng 416 tỷ đồng, tăng trưởng 84% so với năm trước. Kết quả khả quan này có một phần không nhỏ đến từ các thương vụ thu xếp tư vấn phát hành. Điển hình như việc TCBS tư vấn phát hành thành công 2 đợt trái phiếu cho Novaland với tổng giá trị phát hành là 600 tỷ đồng với kỳ hạn 3 năm trong tháng 04/2015.

Ở vị thế ngược lại là những tên tuổi cũng khá đình đám trong ngành như HCM ACBS khi lãi ròng năm nay có bước lùi nhất định so với năm 2014. Trong đó, lãi sau thuế của HCM và ACBS giảm lần lượt 43% và 61% xuống mức 213 tỷ và 96 tỷ đồng. Khó khăn của HCM đến từ việc doanh thu trong năm giảm mạnh 29% so với năm 2014, chỉ còn 591 tỷ đồng. Mặc dù chi phí hoạt động có giảm theo nhưng do mức doanh thu sụt giảm quá lớn, kéo lãi ròng của đơn vị lao dốc mạnh so với năm trước. Phần hụt thu của HCM trong năm đến từ khá nhiều hoạt động như môi giới, đầu tư góp vốn, tư vấn khi doanh thu các mảng này đều sụt giảm so với năm trước.

Trong khi đó, lãi ròng năm 2015 của ACBS lại có bước lùi khá sâu đến từ cả hai nguyên nhân là doanh thu và chi phí. Doanh thu cả năm của đơn vị giảm 24% so với năm trước, chỉ đạt 279 tỷ đồng. Ngoài ra, do phải trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán khá lớn nên chi phí hoạt động của đơn vị tăng từ 16 tỷ đồng trong năm trước lên 157 tỷ đồng trong năm 2015.

Những CTCK báo lỗ năm 2015 (ĐVT: Triệu đồng)

Không được khả quan như những đơn vị khác, có tới 13 CTCK phải gánh chịu lỗ ròng trong năm 2015. Đứng đầu danh sách thua lỗ này chính là AGR, với mức lỗ ròng cả năm lên tới 176 tỷ đồng. Nguyên nhân là do đơn vị đã trích lập dự phòng cho các khoản phải thu lên đến gần 549 tỷ đồng, tăng 312 tỷ đồng so với mức trích lập từ cuối năm 2014. Điều này khiến cho giới đầu tư không khỏi bất ngờ khi trong khi năm 2014, đơn vị ghi nhận lãi ròng gần 48 tỷ đồng.

KLS cũng là một đơn vị báo lỗ khá lớn trong năm qua, với mức lỗ 68 tỷ đồng. Trong năm, KLS có doanh thu giảm mạnh 26% so với năm trước, đạt 170 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí hoạt động lại tăng đột biến lên 218 tỷ đồng, gấp 8 lần so với năm 2014. Kết quả này không mấy khả quan so với con số lãi ròng 145 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế mà đơn vị thu được trong năm 2014.

Bên cạnh đó, tồn tại nhiều trường hợp chưa thể khắc phục được những khó khăn trong năm 2014 và tiếp tục thua lỗ trong năm 2015 như CTCK Ngân hàng Đông Á (DASE), CTCK Việt Tín (VTSS), CTCK Saigonbank Berjaya (SBBS), CTCK Đại Việt (DVSC) và Vinaglobal. Như trường hợp của DASE, trong năm 2014 và 2015 đơn vị liên tục lỗ ròng lần lượt là 119 tỷ đồng và 82 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tại thời điểm cuối năm 2015 của DASE đã lên tới 328 tỷ đồng./.

Các tin tức khác

>   NBB: BCTC quý 4 năm 2015 (22/01/2016)

>   Danh sách các Công ty Niêm yết đã nộp BCTC quý 4 năm 2015 (tính đến hết ngày 21/01/2016) (22/01/2016)

>   KHA: Bán dự án Bến Vân Đồn, lãi ròng quý 4 gấp gần 3 lần cùng kỳ, cả năm vượt 14% kế hoạch (23/01/2016)

>   TNT: Nghị quyết HĐQT về việc quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm quý 1 năm 2016 (22/01/2016)

>   TNT: Nghị quyết HĐQT về việc giải quyết các công việc còn tồn đọng trong năm 2015 (22/01/2016)

>   BFC: Lãi trước thuế 2015 giảm so cùng kỳ nhưng vẫn vượt 46% kế hoạch (22/01/2016)

>   Sự thật về thông tin thanh tra các khoản vay của HAG (22/01/2016)

>   AAM: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2015 (22/01/2016)

>   KBC: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2015 (22/01/2016)

>   KAC: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2015 (22/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật