Thứ Sáu, 29/01/2016 18:19

Chứng khoán Tuần 25 - 29/01: Tâm điểm cổ phiếu Dầu khí

Các chỉ số thị trường hồi phục tích cực, trong đó nhóm cổ phiếu Dầu khí đóng vai trò quan trọng. Khối ngoại bán ròng mạnh trong tuần qua nhưng không ảnh hưởng quá tiêu cực lên thị trường. Yếu tố cần chú ý đó là dòng tiền đã yếu dần về cuối tuần.

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 25 - 29/01/2016

Giao dịch: Hồi phục mạnh mẽ. Các chỉ số thị trường đã hồi phục mạnh mẽ trong tuần qua. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần tăng 4.41% đứng tại 545.25 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần tăng 4.09% đang dừng ở 76.87 điểm.

Dòng tiền giảm bớt sôi động trong tuần qua. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 118.3 triệu đơn vị/phiên giảm 12.7% so với tuần trước; trên sàn HNX đạt 40.4 triệu cổ phiếu/ phiên giảm nhẹ 1%.

Thị trường đã hồi phục mạnh mẽ ngay trong phiên giao dịch đầu tuần. Việc thị trường liên tục giảm mạnh trong 2 tuần liên tiếp gần đây đã thúc đẩy dòng tiền bắt đáy hoạt động mạnh trở lại. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới nhảy vọt trong cuối tuần cũng góp phần không nhỏ trong việc lôi kéo sắc xanh về lại thị trường.

Sau phiên tăng điểm tích cực đầu tuần, giao dịch thị trường trở lại thế giằng co với các phiên tăng/ giảm điểm xuất hiện liên tục trong các phiên còn lại của tuần giao dịch. Đáng chú ý, đó là, đà biến động tăng/ giảm qua các phiên khá mạnh, giúp hoạt động trading ngắn hạn trở nên hấp dẫn hơn.

Ở các phiên giao dịch này, (1) mức tăng giảm của nhóm cổ phiếu Large Cap và nhóm cổ phiếu nóng cũng biến động “chóng mặt” qua các phiên. Dòng tiền tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu nóng, trong khi đó giao dịch ở nhóm Large Cap kém sôi động hơn rất nhiều so với các tuần gần đây. (2) Nhóm cổ phiếu Dầu khi vẫn là tâm điểm của thị trường khi duy trì được giao dịch tích cực nhờ các thông tin hỗ trợ từ giá dầu thế giới. Nhóm cổ phiếu này cũng chính là động lực chính giúp thị trường tăng điểm mạnh trong phiên cuối tuần.

Dù thị trường hồi phục mạnh trong tuần qua nhưng khối ngoại vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng của mình và một yếu tố cần chú ý đó là dòng tiền đã yếu dần về phía cuối tuần.

Nhà đầu tư nước ngoài: Bán ròng gần 535 tỷ đồng trên cả hai sàn. Trong đó, họ bán ròng trên HOSE 525 tỷ đồng và bán ròng trên HNX với gần 10 tỷ đồng. Dù bán mạnh nhưng giao dịch từ khối ngoại không ảnh hưởng quá mạnh lên thị trường. Tuy vậy, xu hướng bán ròng liên tục của khối ngoại vẫn đặc biệt được giới đầu tư quan tâm.

Trên HOSE, Lực bán ròng tập trung mạnh nhất là ở VIC với 397 tỷ đồng, tiếp theo là REE với 66 tỷ đồng (thông qua giao dịch thoả thuận), HAG với 48 tỷ, VCB với 46 tỷ đồng … Về phía mua ròng là các mã như BHS với 43 tỷ đồng, tiếp theo là HPG với 21 tỷ, BVH với 15.5 tỷ đồng...

Trên sàn HNX, giá trị bán ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở PVS với 30 tỷ đồng, DBC với 7.1 tỷ đồng và AME với 2.6 tỷ đồng; ngược lại mua ròng chủ yếu ở CEOHUT với 15.3 và 8.7 tỷ đồng.

Cổ phiếu đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh đáng chú ý trên sàn HOSE là HVG với 29.41%, GAS với 22.50%, PXS với 18.75%, trên sàn HNX là HDO với 50%, ACM tăng 27.13%, PGS tăng 24.32% và PVB tăng 23.04%.

HVG tăng 29.41%. HVG có tuần tăng điểm mạnh nhiều khả năng xuất phát từ (1) thông tin tích cực từ ĐHCĐ khi HVG đang muốn nắm tới 51% vốn Russian Fish nhằm quản lý và điều tiết hệ thống tất cả các mặt hàng hải sản, vừa quản lý được thị trường bán buôn, sản xuất, và để thêm “visa” vào Nga dễ dàng hơn (2) Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Dương Ngọc Minh đã liên tục mua thêm vào cổ phiếu trong tuần qua với mục tiêu nâng tỷ lệ sở hữu lên 38.32%.

GAS tăng 22.5%, PXS tăng 18.75%, PGS tăng 24.32% và PVB tăng 23.04%. Các cổ phiếu này tăng mạnh nhiều khả năng xuất phát từ xu hướng hồi phục tích cực của giá dầu trong tuần qua.

HDO tăng 50%. HDO tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng xuất phát từ kết quả kinh doanh Q4/2015 đột biến. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế Q4/2015 của HDO đạt 12.6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt vỏn vẹn 59 triệu đồng.

ACM tăng 27.13%. ACM tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng xuất phát từ kết quả kinh doanh năm 2015 khản quan. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế 2015 của ACM đạt 46.1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 11.8 tỷ đồng.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là SVC với 11.02%; trên HNX là AAA giảm 12.26%.

SVC giảm 11.02%. SVC giảm mạnh khi đón KQKD quý 4/2015 không mấy khả quan. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ chỉ đạt 16 tỷ đồng, giảm mạnh 20% so với cùng kỳ.

AAA giảm 12.26%. AAA giảm mạnh khi không đón thông tin mới liên quan đến HĐKD của cổ phiếu này. Nhiều khả năng đà giảm xuất phát từ dòng tiền chốt lời gia tăng khi cổ phiếu này đã tăng điểm ấn tượng ở những tuần gần đây.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin tức khác
Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật