Thứ Năm, 14/01/2016 14:00

Chứng khoán Trung Quốc hồi sinh 2% nhưng Nhật Bản chìm gần 3%

Các thị trường chứng khoán lớn châu Á đồng loạt rút ngắn đà sụt giảm mạnh đầu phiên vào cuối giờ giao dịch chiều nhưng vẫn chìm trong sắc đỏ sau đà bán tháo mạnh đêm qua trên Phố Wall. Tuy nhiên, Trung Quốc lại đi ngược xu hướng với mức tăng gần 2%.

* NHTW Indonesia hạ lãi suất sau vụ tấn công lớn nhất vào thủ đô Jakarta kể từ 2009

Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính của châu Á vào cuối ngày thứ Năm (14/01)

Nguồn: CNBC

14h00: Chứng khoán châu Á đảo chiều nhưng vẫn đỏ rực, Trung Quốc bất ngờ khởi sắc

Các thị trường chứng khoán lớn của châu Á đồng loạt rút ngắn đà sụt giảm mạnh đầu phiên trong giờ giao dịch chiều nhưng vẫn chìm trong sắc đỏ sau đà bán tháo mạnh đêm qua trên Phố Wall.

* Hơn 3,000 tỷ USD đã bị “xóa sổ” khỏi TTCK toàn cầu

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản, sau đà lao dốc gần 4% vào đầu phiên, đã thu hẹp đà giảm còn 2.86%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng rút ngắn biên độ điều chỉnh còn 0.97% sau đà sụt giảm gần 2% trong giờ giao dịch sáng. Chỉ số ASX 200 của Australia hạ 1.56%.

Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc lại chuyển sang sắc xanh với Shanghai Composite tăng vọt 1.99% trong khi chỉ số Shenzhen Composite tiến 2.4%. Dù vậy, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông vẫn giảm 0.77%, nhưng đã thu hẹp đáng kể biên độ sụt giảm so với mức trượt dài 2.04% vào đầu phiên.

Trong giờ giao dịch sáng, chứng khoán Trung Quốc đã xuống mức thấp nhất kể từ đợt sụp đổ của thị trường vào mùa hè năm ngoái với chỉ số Shanghai Composite chìm tới 2.8%. Từ đầu năm 2016 đến nay, chỉ số này đã đánh mất khoảng 18%.

Góp phần đem lại tín hiệu bình ổn cho thị trường, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vào sáng ngày thứ Năm đã thiết lập tỷ giá bình quân Nhân dân tệ ở mức 6.5616 NDT đổi 1 USD, so với mức cố định 6.5630 trong ngày thứ Tư. Cặp tỷ giá USD-NDT gần như đi ngang ở mức 6.5777. Được biết, vào cuối ngày thứ Tư, các nhà điều hành thị trường Trung Quốc thông báo sẽ tăng cường giám sát việc bán cổ phiếu từ các cổ đông lớn của các doanh nghiệp niêm yết.

Cùng ngày thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) thông báo giữ nguyên lãi suất tháng thứ 7 liên tiếp ở mức 1.5% đúng như kỳ vọng trong lúc ngân hàng này theo dõi những bất ổn gần đây trên các thị trường bắt nguồn từ các diễn biến tại Trung Quốc cũng như hiệu ứng từ động thái nâng lãi suất vào tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Indonesia (BoI) đã hạ lãi suất chủ chốt bớt 0.25% xuống 7.25% tại cuộc họp ngày thứ Năm, khớp với dự báo của 13/23 nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Bloomberg. Các nhà kinh tế còn lại dự báo BoI sẽ tiếp tục chờ đợi. Đây là lần hạ lãi suất đầu tiên của BoI kể từ tháng 2/2015.

09h13: Chứng khoán Trung Quốc lao xuống mức thấp nhất từ đợt tháo chạy năm ngoái

Xả hàng tiếp diễn trên toàn châu Á, chứng khoán Nhật Bản lao dốc hơn 3%

Chứng khoán Trung Quốc rớt xuống các mức thấp nhất kể từ thời điểm tồi tệ nhất trong đợt bán tháo năm ngoái khi đà phục hồi của lĩnh vực xuất khẩu và các nỗ lực bình ổn Nhân dân tệ của Chính phủ không thể xoa dịu mối lo ngại của nhà đầu tư về nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Theo CNBC, hầu hết các thị trường chứng khoán còn lại của châu Á đều chứng kiến tình trạng xả hàng trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Năm sau đợt bán tháo ồ ạt trên Phố Wall đêm qua trước sức ép từ mối lo ngại về đà giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu và giá dầu thấp.

* Ám ảnh giá dầu lao dốc, Dow Jones hạ sâu 365 điểm

* Dầu Brent sụt liền 8 phiên, rớt mốc 30 USD/thùng lần đầu tiên từ tháng 4/2004

 

Theo đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc mở cửa phiên giao dịch ngày thứ Năm trong sắc đỏ với chỉ số Shanghai Composite hạ 2.73% và chỉ số Shenzhen Composite sụt 3.37% trước khi rút ngắn đáng kể đà giảm còn chưa tới 1% vào lúc 9h20 theo giờ Việt Nam. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng hạ 2.04% ngay lúc mở cửa và sau đó thu hẹp đà giảm còn khoảng 1.6%.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản xóa sạch toàn bộ đà tăng 2.88% đạt được trong ngày thứ Tư khi sụt tới 3.72% do sức ép từ đà sụt giảm 3-4% của nhóm cổ phiếu hàng hóa và cơ khí. Chỉ số Kospi Composite của Hàn Quốc cũng hạ 1.7%.

Tại Australia, chỉ số ASX 200 rớt 1.74% với nhóm cổ phiếu năng lượng và tài chính hạ mạnh lần lượt 3.18% và 1.69%. Tất cả các lĩnh vực thuộc chỉ số này đều mang sắc đỏ, trừ cổ phiếu của các công ty vàng với mức tăng mạnh 4.4%.

Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính của châu Á vào sáng ngày thứ Năm (14/01)

Nguồn: CNBC
Các tin tức khác

>   “Cú sốc” tâm lý mang tên Trung Quốc (14/01/2016)

>   Ám ảnh giá dầu lao dốc, Dow Jones hạ sâu 365 điểm (14/01/2016)

>   Apple được ví như kẻ ngoại lai trong chiều hướng PC “thất thế” (13/01/2016)

>   Cổ phiếu nước nào sẽ trả cổ tức hậu hĩnh trong năm 2016? (13/01/2016)

>   Hơn 1,000 tỷ USD đã “biến mất” khỏi TTCK Mỹ (13/01/2016)

>   Warren Buffett nhận thấy cơ hội mua khi giá dầu chìm nghỉm (13/01/2016)

>   Cổ phiếu năng lượng và công nghệ sinh học kích Phố Wall tăng liền 2 phiên (13/01/2016)

>   Dow Jones và S&P quay đầu tăng điểm cuối phiên (12/01/2016)

>   Bán tháo tái diễn, chứng khoán Trung Quốc lao dốc 5% (11/01/2016)

>   Tỷ phú thế giới mất gần 200 tỷ USD chỉ sau 5 ngày (11/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật