Thứ Năm, 31/12/2015 10:31

VN-Index tăng mạnh thứ 5 châu Á năm 2015

Theo CNBC, với mức tăng 6% VN-Index đã trở thành chỉ số chứng khoán có đà tăng mạnh thứ 5 tại châu Á sau chỉ số chính của các thị trường Thâm Quyến, New Zealand, Thượng Hải và Nhật Bản.

* 2 thị trường chứng khoán châu Á đầu tiên đã về đích 2015 thành công

* M&A châu Á đạt kỷ lục trên 1,000 tỷ USD năm 2015

Các kênh đầu tư tốt và tệ nhất thế giới 2015

 

Sau một năm biến động dữ dội, thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến đã trở thành các ngôi sao sáng của khu vực châu Á. Trong khi đó, các thị trường chứng khoán Đông Nam Á lại gây thất vọng.

Kẻ cười…

Shenzhen Composite là chỉ số ghi nhận đà bứt phá mạnh nhất khu vực với đà tăng từ đầu năm đến nay đã vượt 66%.

Có thể không nổi tiếng như Shanghai Composite với các tập đoàn quốc doanh khổng lồ, nhưng chỉ số này lại tự hào với rố tính bao gồm cổ phiếu của các công ty nhỏ hơn thuộc các lĩnh vực kinh tế mới, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe, internet và công nghệ.

Chỉ số leo dốc mạnh thứ 2 tại châu Á là NZX 50 của New Zealand với mức tăng gần 14%. Chỉ số này đã liên tục xác lập các mức cao kỷ lục mới trong 2 tuần vừa qua nhờ đà phục hồi của ngành sữa, mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của nước này, cũng như kỳ vọng sẽ có thêm các biện pháp kích thích tiền tệ.

Xếp ở vị trí thứ 3 là Shanghai Composite với mức tăng 10%. Bất chấp làn sóng tháo chạy từng thổi bay giá trị thị trường bớt hàng ngàn tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8, chương trình mua trái phiếu trị giá hàng tỷ USD nhằm hỗ trợ thị trường đã phát huy hiệu quả.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản về đích ở vị trí thứ 4 với mức tăng hơn 9%, tiếp theo là VN-Index của Việt Nam ở vị trí thứ 5 với 6%.

… người khóc

Ở chiều ngược lại, với mức sụt giảm gần 15%, Straits Times Index của Singapore đã trở thành chỉ số có kết quả tệ nhất châu Á trong năm nay.

Chỉ số SET của Thái Lan bám sát với mức giảm 14% trong khi chỉ số Jakarta Composite của Indonesia sụt mạnh thứ 3 khu vực khi đánh mất 12% do sức ép từ giá dầu, đồng USD mạnh và nỗi lo sợ về lãi suất cao hơn tại Mỹ.

Dù cả hai quốc gia này đều là nhà nhập khẩu ròng về năng lượng, nhưng đà giảm sâu của giá dầu trong năm nay đã tác động nặng nề đến các cổ phiếu năng lượng có vốn hóa lớn. Jakarta cũng xuất khẩu dầu ra nước ngoài vì thế giá năng lượng thấp là “con dao hai lưỡi” đối với chính quyền của Thủ tướng Widodo.

Chỉ số Taiex của Đài Loan ghi nhận đà giảm mạnh thứ tư tại châu Á khi đánh mất 11% trong khi Hang Seng trượt 7%.

Được biết, thị trường chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc đã chính thức khép lại năm 2015 vào ngày hôm qua (thứ Tư, 30/12) và nghỉ giao dịch trong ngày hôm nay (thứ Năm, 31/12)./.

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường phiên cuối năm: Nỗ lực không ngừng (31/12/2015)

>   31/12: Bản tin 20 giờ qua (31/12/2015)

>   HOSE: Điều chỉnh tỷ lệ free float tính chỉ số của MWG (30/12/2015)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 31/12 (31/12/2015)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 30/12/2015: Directional Movement System có thể cho mua (30/12/2015)

>   Cổ phiếu ngành Chăm sóc sức khỏe: Sẽ còn tiềm năng để đầu tư? (03/03/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 03/03/2016: Khối lượng duy trì mức khá cao (03/03/2016)

>   Sau HAH, MHC tiếp tục thoái vốn khỏi HMH (30/12/2015)

>   Rồng Việt ưu đãi đặc biệt cho khách hàng mừng sự kiện tăng vốn lên 700 tỷ đồng (04/01/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 30/12: VIC ngược dòng ấn tượng, VN-Index áp sát 580 (30/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật