Thứ Bảy, 12/12/2015 12:15

VDS: Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc - tín hiệu sớm cho chính sách tiền tệ 2016

Theo nhận định của CTCK Rồng Việt (VDS), việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) cho nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) là tín hiệu sớm cho chính sách tiền tệ năm 2016.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 23/2015/TT-NHNN về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD và có hiệu lực từ ngày 28/1/2016. Theo đó, từ quý 1/2016, có hai nhóm đối tượng TCTD được áp dụng gồm (1) nhóm TCTD thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tỷ lệ DTBB sẽ được xem xét giảm về mức tối thiểu 0% và (2) các TCTD đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém được chỉ định, NHNN sẽ xem xét giảm tỷ lệ DTBB theo từng TCTD cụ thể.

Trong nhóm các NHTM có thể được áp dụng chính sách mới này, VDS cho rằng ba ngân hàng gồm VCB, BIDCTG (có thể có thêm một vài ngân hàng TMCP niêm yết khác) nhiều khả năng sẽ được nằm trong nhóm được xem xét. Trong năm qua, nhóm này đã tham gia vào chiến lược nhằm hỗ trợ các ngân hàng nhỏ yếu kém, nổi bật là ba thương vụ giữa VCB – Saigonbank, CTG – PGBank và BIDV – MHB.

Xét về vị thế, đây là ba ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước thuộc nhóm top đầu trong hoạt động. Tổng giá trị huy động cũng như cho vay của nhóm này chiếm khoảng 30% tổng giá trị toàn hệ thống với mức tăng trưởng huy động và dư nợ bình quân đạt 16-17% trong 9 tháng đầu năm 2015.

Hiện tại, ba ngân hàng VCB, CTG và BID đang nằm trong nhóm có tỷ lệ DTBB cao với tỷ lệ đối với VNĐ và USD lần lượt là 3% và 8% cho tiền gửi không kỳ hạn, dưới 12 tháng.

Về lý thuyết, hạ DTBB đồng nghĩa với lợi suất tài sản sinh lãi của các ngân hàng này sẽ tăng lên khi nguồn vốn bị “đóng băng” lúc trước có cơ hội được tham gia vào thị trường thông qua kênh cho vay hoặc tạo thanh khoản. Thông qua chính sách mới này, mặt thanh khoản cũng như công tác cải tiến hiệu quả của các ngân hàng yếu kém mà nhóm này “giúp đỡ” sẽ được hỗ trợ thêm.

Mặt khác, giảm tỷ lệ DTBB đồng nghĩa với việc thực thi một chính sách nới lỏng tiền tệ trong điều kiện lãi suất đang không có cửa giảm thêm. Hiện tại, VCB, CTG và BID là ba trụ cột chính trong việc định hướng lãi suất trên thị trường. Thời gian gần đây, khi các ngân hàng quy mô nhỏ và vừa đều bắt đầu rục rịch tăng lãi suất huy động nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vào cuối năm, ba ngân hàng này vẫn chưa có động thái điều chỉnh. Do vậy, với những lợi ích mà chính sách này mang lại có thể kiểm soát gián tiếp lãi suất thông qua những trụ cột trên thị trường. Song song với đó, chính sách mới cũng mang hàm ý kiềm hãm rủi ro tăng lãi suất cũng như chuẩn bị cho chính sách điều hành lãi suất năm sau. 

Theo ước tính của VDS, dựa trên số liệu cuối tháng 9/2015 của 3 ngân hàng trên, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 1% đối với nhóm này thì lượng tiền đi vào hoạt động tín dụng trong nền kinh tế có thể tăng thêm khoảng 0.2-0.3%. Đây đồng thời là một hàm ý đối với chính sách tiền tệ trong năm sau đối với mục tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế./.

Các tin tức khác

>   Đại án công ty Phương Nam: Nhiều cán bộ ngân hàng bị tăng án (11/12/2015)

>   Ông Đào Trọng Khanh là Tân Tổng giám đốc của Ngân hàng Quốc Dân (11/12/2015)

>   LienVietPostBank: Sẽ bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT (11/12/2015)

>   Eximbank bổ nhiệm Quyền Tổng giám đốc (10/12/2015)

>   NamABank được cấp phép mở chi nhánh mới tại nhiều tỉnh thành (10/12/2015)

>   Thay đổi lớn với ứng viên nhân sự cao cấp Eximbank (10/12/2015)

>   TCTD tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém được giảm dự trữ bắt buộc (09/12/2015)

>   NHNN ban hành quy định cho vay ngoại tệ với người cư trú (09/12/2015)

>   NamABank vào top 50 doanh nghiệp đạt thành tựu xuất sắc 2011-2015 (08/12/2015)

>   Sacombank thuộc top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập năm 2015 (08/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật