Thứ Tư, 09/12/2015 17:51

KVC: Khó hiểu với cuộc tháo chạy của gia đình Chủ tịch

Niêm yết chưa được 1 năm nhưng dàn lãnh đạo của KVC, bao gồm những cổ đông sáng lập của công ty, đã muốn thoái hết vốn. Càng đáng ngờ hơn khi việc tháo chạy của những cổ đông này lại trái với cam kết về thời gian nắm giữ khi thực hiện niêm yết trên sàn HNX và gần sát thời điểm Công ty sắp họp ĐHĐCĐ bất thường bàn việc tăng vốn.

Theo quy định của HNX, cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo. Như vậy sau 1 năm kể từ ngày niêm yết, dàn lãnh đạo mới được phép thoái hết vốn ra khỏi công ty.

Ngày 10/12/2015, KVC sẽ tổ chức họp HĐQT bất thường 2015 để thông qua kế hoạch tăng vốn lên hơn 330 tỷ đồng, tương ứng 33 triệu cổ phiếu bằng cách phát hành cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:2.

Nếu kế hoạch tăng vốn này thành công, tổng vốn điều lệ của KVC sẽ được nâng lên 495 tỷ đồng, gấp 3 lần vốn điều lệ hiện tại 165 tỷ đồng của công ty.

Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 12/2015, tức chỉ mới 9 tháng kể từ ngày niêm yết, sau động thái thoái vốn của các cổ đông lớn, dàn lãnh đạo cấp cao của CTCP Sản xuất XNK Inox Kim Vĩ (HNX: KVC) đã đăng ký bán hết tổng cộng 4.4 triệu cp mà mình đang nắm giữ trong khoảng thời gian dự kiến từ ngày 09/12/2015 đến 07/01/2016.

Cụ thể, ông Đỗ Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc đăng ký bán hết 2.2 triệu cp tương đương 13.33% vốn KVC. Bà Lê Thị Hồng Hạnh – Phó tổng giám đốc đăng ký bán hết 1 triệu cp tương ứng với 6.06%. Bà Đỗ Thị Thu Trang (ủy viên HĐQT) và ông Đỗ Hòa (Phó Tổng Giám đốc) đăng ký bán lần lượt là 400 ngàn cp và 800 ngàn cp tương ứng 2.42% và 4.85% vốn.

Càng đáng chú ý hơn khi các cá nhân đăng ký bán tổng cộng 4.4 triệu cổ phiếu – tương ứng 26.66% vốn KVC đều là người nhà của Chủ tịch HĐQT. Nếu như lượng cổ phiếu này được bán thành công thì trong nội bộ những người có liên quan họ hàng và gia đình vị Chủ tịch chỉ còn nắm giữ trực tiếp 6.033% cổ phiếu KVC, trong đó chủ yếu là bố, mẹ và chị của vợ Chủ tịch.

Bình luận về hiện tượng thoái vốn trước thời hạn hạn chế chuyển nhượng, một chuyên gia chứng khoán cho rằng, các cổ phiếu trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng thì không thể thực hiện việc mua bán. Tuy nhiên, nếu các cổ đông đã thực hiện đăng ký bán cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng thì có nghĩa họ đã xin phép cơ quan quản lý thành công, và họ có quyền đặt lệnh. Có nhiều nguyên nhân có thể xảy ra, ví dụ một khả năng trong số này là trường hợp số lượng cổ phiếu này bị giải chấp do đang bị cầm cố hay margin. Với lý do đăng ký bán là nhu cầu tài chính cá nhân thì khó có thể tìm được một lý do khác để cơ quan quản lý có thể chấp nhận.

Trước đó, giao dịch cổ đông lớn của KVC cũng đã có biến động mạnh. Nhóm 3 cổ đông Phan Thanh Tấn, Huỳnh Văn Bé Tư, Nguyễn Yến Phi vào thời gian 08/10/2015 đến 15/10/2015 đã thay đổi sở hữu từ 1~2% lên trên 5~6%, và trở thành cổ đông lớn của công ty. Song chỉ sau 1 ngày nắm giữ, vào ngày 09/10/2015, Huỳnh Văn Bé Tư đã bán 318,200 cp giảm nắm giữ xuống 4.02% vốn; đến ngày 02/11, ông Tấn và bà Phi cũng bán bớt số cổ phần của mình, hiện tại cả hai cá nhân này chỉ còn nắm giữ lần lượt là 3.59% và 3.28% vốn.

Cũng cần lưu ý một điểm, KVC đã có những thay đổi vượt bậc trước niêm yết trên sàn HNX trong năm 2015. Khi trong năm 2012 và 2013, Công ty vẫn còn lỗ lũy kế thì đến năm 2014 bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến không những giúp xóa lỗ lũy kế mà còn đưa ROE lên trên 5%, đủ điều kiện niêm yết trên HNX./.

Biểu đồ giá của KVC từ ngày niêm yết đến ngày 09/12/2015

Có lẽ cái tên KVC không quá xa lạ với những nhà đầu cơ trên sàn chứng khoán. Giá cổ phiếu KVC biến động khá mạnh trong thời gian qua và thanh khoản cổ phiếu tương đối tốt dù mới chào sàn và hoạt động kinh doanh không thực sự ấn tượng.

Khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên từ lúc niêm yết đến nay luôn ở con số từ vài trăm ngàn đến hơn 3 triệu cổ phiếu. Khá nhiều nhà đầu cơ chọn KVC để có thể tìm cảm giác mạo hiểm nhằm tìm kiếm tỷ suất sinh lợi vượt trội. Đặc biệt hơn với 16.5 triệu cổ phiếu được niêm yết, trong đó có 4.4 triệu cổ phiếu do cổ đông sáng lập nắm giữ thì chỉ có hơn 12 triệu cổ phiếu được trôi nổi trên thị trường. Nhưng số lượng cổ phiếu được chuyển nhượng trong thời gian T+2 của KVC có lúc lên tới hơn 8.2 triệu cổ phiếu, chiếm 50% tổng số cổ phần đang lưu hành.

Các tin tức khác

>   SHI: Thông báo giao dịch cổ phiếu của Người có liên quan đến CĐNB Vi Công Nam (09/12/2015)

>   DRH: Kế toán trưởng Lê Thị Thuần đăng ký bán 10,000 cp (10/12/2015)

>   SRC: Người được ủy quyền CBTT Nguyễn Thanh Tùng đã bán toàn bộ 32,500 cp (09/12/2015)

>   ITA: Thành viên HĐQT Nguyễn Thanh Phong đã bán 60,000 cp (09/12/2015)

>   THT: Kế toán trưởng Hà Thị Diệp Anh đăng ký mua 20,000 cp (09/12/2015)

>   CSM: Thành viên HĐQT Phạm Văn Thọ đăng ký mua 10,000 cp (13/12/2015)

>   VIC: Chuyển nhượng nội bộ vốn góp tại 3 công ty con (10/12/2015)

>   VKD: Trần Hà - Ủy viên HĐQT, Phó Giám đốc - đăng ký bán 7,400 CP (09/12/2015)

>   TMS: Em trai Chủ tịch Bùi Tuấn Ngọc đã mua 52,320 cp (09/12/2015)

>   VNP: Hai Thành viên BKS đăng ký bán 37,000 cp (10/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật